Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ hay không?
Có quan niệm cho rằng nên ưu tiên ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ, vì loại thịt sẫm màu thường có nhiều nguy cơ gây bệnh, trong đó bao gồm cả ung thư. Tuy nhiên, thịt đỏ lại là thực phẩm thiết yếu và được xem là món chính trong các bữa ăn mỗi ngày. Vậy các đối tượng là bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ không? Bài viết sau đây, Suppro sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp chi tiết cho thắc mắc này nhé.
Sự khác nhau giữa thịt đỏ và thịt trắng
Theo đó, giữa thịt đỏ và thịt trắng có sự khác biệt chính đó là về hàm lượng myoglobin có trong cơ bắp của động vật. Đây là một dạng protein có trong mô cơ, liên kết với oxy để vận chuyển oxy tới các tế bào cơ.
Thành phần myoglobin là sắc tố chính hình thành màu sắc của thịt, cụ thể là tạo ra màu đỏ tươi của thịt nếu tiếp xúc với oxy. Chính vì điều này, thịt đỏ có lượng myoglobin cao hơn loại thịt trắng. Mặt khác, có những yếu tố khác nhau sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của thịt động vật, chẳng hạn như: độ tuổi, giới tính, giống loài, mức độ vận động, chế độ ăn uống,…
Lấy ví dụ cụ thể, khi hoạt động nhiều thì cơ bắp sẽ có nồng độ myoglobin cao hơn vì chúng cần lượng oxy nhiều hơn để hoạt động. Điều này cho thấy thịt lấy từ những loại động vật vận động nhiều sẽ có màu đỏ sẫm hơn.Thêm nữa, quy trình đóng gói và cách chế biến có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi màu sắc của thịt.

Về màu sắc bề mặt nhìn bằng mắt thường, các loại thịt sống lần lượt như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê sẽ tương ứng với các màu là đỏ anh đào, đỏ anh đào sẫm, hồng xám, hồng nhạt. Với các loại thịt gia cầm sống, tông màu có thể chuyển dần từ màu trắng xanh sang màu vàng.
Màu sắc bề mặt tối ưu nhất của thịt sống từ các loại như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt bê phải lần lượt là màu đỏ anh đào, đỏ anh đào đậm, hồng xám và hồng nhạt. Đối với gia cầm sống, màu sắc có thể thay đổi từ màu trắng xanh sang màu vàng.
Có thể nói, thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, với thành phần chứa đa dạng vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất phong phú khác rất tốt cho sức khỏe con người. Chẳng hạn, trong khoảng 100g thịt bò sống sẽ chứa:
- Vitamin B12 (cobalamin): 37% RDA (không thể tìm thấy từ thực phẩm nguồn gốc thực vật)
- Vitamin B3 (niacin): 25% RDA
- Sắt: 12% RDA (dạng sắt heme chất lượng cao)
- Vitamin B6 (pyridoxine): 18% RDA
- Selenium: 24% RDA
- Kẽm: 32% RDA
- 176 calories
- 20g protein động vật chất lượng
- 10g chất béo
*Đơn vị tính: RDA – Mức tiêu thụ chất dinh dưỡng trung bình mỗi ngày đáp ứng nhu cầu của đa số (97-98%) người khỏe mạnh.

Vì vậy, những người có chế độ dinh dưỡng không ăn thịt đỏ thường sẽ thiếu đi các dưỡng chất này, khiến ảnh hưởng đến chức năng của não và cơ bắp. Đặc biệt, với giống bò ăn cỏ sẽ bổ dưỡng hơn giống bò ăn ngũ cốc, bởi thành phần thịt giống bò ăn cỏ chứa dồi dào omega-3 tốt hệ tim mạch, cùng lượng axit béo CLA cũng như vitamin A và E cao hơn.
Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ không?
“Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ không và ăn bao nhiêu là hợp lý” là câu hỏi nhiều người mong muốn được giải đáp.
So với ăn thịt trắng (gà, vịt, ngỗng, chim,…) thì thịt đỏ (bò, lợn, dê,…) sẽ giàu chất sắt và vitamin B12 hơn hỗ trợ tạo ra DNA giữ cho các tế bào thần kinh và hồng cầu khỏe mạnh. Bên cạnh đó, thịt đỏ còn chứa lượng kẽm cao giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều thịt đỏ và liên tục có mối liên quan đến sự tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở loại ung thư này, với các loại ung thư khác thì chưa có bằng chứng.

Mặt khác, theo khuyến cáo từ những chuyên gia dinh dưỡng, người ung thư không nên kiêng ăn thịt đỏ hoàn toàn, mà chỉ ăn với số lượng ít. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị lượng thịt đỏ nên tiêu thụ cần dưới 350-500g/tuần và nên ăn từ 2-3 lần/tuần.
Vì những lẽ đó, người ung thư không nên kiêng hoàn toàn thịt đỏ trong khẩu phần ăn. Người bệnh nên cân bằng theo lượng khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe, giúp cơ thể hoạt động ổn định, hỗ trợ phục hồi một cách hiệu quả trước, trong và sau quá trình điều trị.
Bài viết trên Suppro đã tổng hợp thông tin để giải đáp cho thắc mắc “bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ hay không”. Qua đó, bạn sẽ biết cách bổ sung lượng thịt đỏ phù hợp vào thực đơn ăn uống cho người ung thư. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cho người ung thư tốt nhất.