Bệnh tim mạch nguy hiểm ra sao? Cách dự phòng hiệu quả

146 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh tim mạch được coi là “sát thủ thầm lặng” gây nên tỷ lệ tử vong hàng đầu, nhiều hơn cả ung thư và tiểu đường. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để dự phòng bệnh tim mạch hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt nam có khoảng 200.000 người tử vong do các bệnh về tim mạch. Trước đây, bệnh thường gặp chủ yếu ở người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, do lối sống thiếu khoa học và nhiều áp lực, bệnh tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và đối tượng nào nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Những bệnh lý tim mạch nào thường gặp?

Bệnh tim mạch bao gồm những căn bệnh gây rối loạn, ảnh hưởng đến mạch máu và tim. Bệnh tim mạch thường dẫn đến xơ cứng, hẹp, tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không thể cung cấp đủ oxy đến não và các cơ quan trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng tê liệt các bộ phận như tay, chân, toàn thân và có thể dẫn đến tử vong.

Những bệnh lý tim mạch thường gặp bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành
  • Tai biến mạch máu não
  • Thiếu máu cơ tim
  • Suy tim
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Rối loạn nhịp tim
Tim mạch là căn bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới
Tim mạch là căn bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới

2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch đối với sức khỏe.

Tất cả những bệnh lý tim mạch kể trên đều gây ảnh hưởng và hậu quả nặng nề đến sức khỏe người bệnh nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Một trong những rối loạn, biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch đó là tai biến mạch máu não. Não là cơ quan nhận nhiều máu nhất của hệ tuần hoàn và các tế bào thần kinh rất nhạy cảm với việc thiếu oxy. Chỉ cần tim bị rối loạn và ngừng bơm oxy 5 phút là các tế bào não sẽ chết và không hồi phục. Các biến chứng tai biến mạch máu não hay gặp nhất có thể kể đến như nhồi máu não, co thắt mạch máu não, nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất và kiến bệnh nhân tử vong nhanh sau 1-2 giờ.
  • Người bị bệnh tim mạch, huyết áp rất hay gặp các mảng xơ vữa khiến mạch máu vành tim bị tắc nghẽn. Tình trạng này dẫn đến các cơn đau thắt ngực do cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Nghiêm trọng hơn nếu tần suất các cơn đau ngày càng tăng, cường độ đau càng nặng sẽ đưa đến nhồi máu cơ tim cấp. Tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim rất cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. 
  • Bệnh tim mạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Người mắc bệnh tim sẽ phải hạn chế nhiều hoạt động như vận động mạnh, hoạt động gắng sức hay phải tránh những cơn xúc động mạnh mẽ. Bởi đây là những yếu tố kích thích các cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và làm tăng tỷ lệ các biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ,… 
  • Người được chẩn đoán mắc các bệnh lý tim mạch thường sẽ sống trong lo âu, căng thẳng khi biết bản thân mắc bệnh lâu dài và dễ dẫn đến những tai biến nguy hiểm cho sức khỏe.
Tất cả các bệnh lý tim mạch đều gây biến chứng và hậu quả nặng nề với sức khỏe
Tất cả các bệnh lý tim mạch đều gây biến chứng và hậu quả nặng nề với sức khỏe

3. Làm thế nào để dự phòng bệnh tim mạch hiệu quả?

Để hạn chế những rủi ro đáng tiếc do bệnh tim mạch gây ra, các chuyên gia y tế cóng những lời khuyên để dự phòng bệnh hiệu quả như sau.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đây là cách đơn giản và cần thiết nhưng rất nhiều người lại thường bỏ qua. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng sẽ giúp theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe như chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu,… Từ đó giúp phát hiện sớm và kịp thời những bệnh đang ở giai đoạn khởi đầu hoặc tiềm ẩn, để có biện pháp điều trị phù hợp.

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được quan tâm nhiều nhất, do huyết áp cao làm tăng 50-60% trường hợp bị đau tim, suy tim, đột quỵ.

Việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp ở những người có nguy cơ hoặc tiền sử trước đó rất quan trọng.  Chỉ số huyết áp cần được kiểm soát ở mức: huyết áp tâm thu dưới 130mmHg và huyết áp tâm trương dưới 85mmHg. Các biện pháp giúp người bệnh kiểm soát tốt huyết áp và có thể dễ dàng áp dụng như: giảm muối, kiểm soát cân nặng, tăng cường luyện tập, vận động,… 

Kiểm soát cân nặng

Tình trạng béo phì khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và làm suy giảm chứng năng tim, tăng cao nguy cơ bị suy tim, đột quỵ,… Do vậy, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo rằng nên kiểm soát và giữ cân nặng ở mức phù hợp, không để chỉ số MBI (chỉ số khối cơ thể) vượt quá 30, nam giới nên giữ vòng eo dưới 90% vòng mông, ở nữ tỷ lệ này là 80% sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Kiểm soát tâm trạng

Việc giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, xúc động mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim rất hiệu quả. Trong cuộc sống nên có sự cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy quá nhiều áp lực hoặc cảm xúc tiêu cực thì nên tìm những biện pháp để giải tỏa như thiền, vận động, hoặc có thể tìm đến bác sĩ tâm lý.

Hạn chế các chất kích thích 

Các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn gây hại đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Thuốc lá, rượu, bia làm tăng hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ huyết áp cao. Do vậy hạn chế các chất kích thích gây hại này là rất cần thiết để dự phòng và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học 

Để có một cơ thể và trái tim luôn khỏe mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là biện pháp được rất nhiều chuyên gia y tế khuyến khích:

  • Tăng cường bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cùng các chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại hoa quả như cam, ổi, táo, bưởi,…
  • Bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại rau xanh, đặc biệt là chất xơ hòa tan có nhiều trong súp lơ xanh và các cây họ đậu.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo no có trong mỡ động vật, đồ chiên, xào, thức ăn nhanh. Thay vào đó nên ưu tiên sử dụng các chất béo không no PUFA, MUFA có trong dầu thực vật và các sản phẩm bổ sung để giảm cholesterol, hỗ trợ phòng bệnh tim mạch hiệu quả.
  • Giảm lượng muối (dưới 5g/ngày) và lượng đường có trong khẩu phần ăn.

Dự phòng bệnh tim mạch hiệu quả nhờ chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tự nhiên, các sản phẩm dinh dưỡng năng lượng cao hỗ trợ cũng nên có trong chế độ ăn hàng ngày để vừa đảm bảo đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vừa giúp dự phòng và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Để dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng dự phòng tim mạch, cân bằng tỉ lệ PUFA, MUFA, người dùng cũng có thể lựa chọn sản phẩm đã được cân đối sẵn tỉ lệ các chất béo lành mạnh này như trong soup cao năng lượng Suppro. Không chỉ chứa lượng acid béo PUFA, MUFA dồi dào mà còn chứa các thành phần dưỡng chất quan trọng khác như đạm Wheykẽm, Selen hữu cơ và Sulforaphane giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về chất béo có lợi MUFA, PUFA. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng hay sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline của nhãn hàng – 1800 646 855 (miễn cước) để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể.

Sản phẩm SUPPRO được sản xuất bởi công thức nghiên cứu độc quyền của Viện nghiên cứu Thực phẩm chức năng – RIFF

Đơn vị phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CYSINA

Địa chỉ: Số 16, LK 6A, Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mỗ Lao, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SUPPRO CURVEE – BỮA ĂN LÀNH MẠNH CHO VÓC DÁNG

Soup dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Xem sản phẩm

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm