Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú

19/12/2022
57 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú có tầm quan trọng giúp kéo dài thời gian và chất lượng sống cho bệnh nhân. Theo thống kê, có khoảng từ 50-80% người ung thư gặp tình trạng sụt cân và 20% tử vong do bị suy dinh dưỡng nặng. Vì vậy, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú sau khi điều trị là điều cần thiết. 

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú là một thành phần không thể thiếu, giúp bệnh nhân phục hồi và cải thiện sức khỏe sau khi trải qua các phương pháp trị liệu. Do đó, khi xây dựng thực đơn ăn uống cho người bệnh, cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo, cụ thể:

  • Bổ sung nguồn năng lượng từ 25-30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Bổ sung protein từ 12-20% tổng năng lượng, trong đó protein từ động vật khoảng 30-50% trên tổng số.
  • Bổ sung lipid từ 15-25% tổng năng lượng, nên chọn thực phẩm dồi dào chất béo Omega-3.
  • Bổ sung Glucid từ 60-70% tổng năng lượng.
  • Bổ sung thêm canxi, chất xơ, vitamin D3 và các loại vitamin & khoáng chất thiết yếu.
Đảm bảo tuân theo các nguyên tắc dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú đạt hiệu quả cao

Các khuyến nghị về dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú

Bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc quan trọng, thiết lập chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú cần phải biết thực phẩm nào nên dùng và hạn chế sử dụng. Trong phần tiếp theo, Suppro sẽ liệt kê về lựa chọn thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên.

Thực phẩm nên bổ sung

Trong quá trình điều trị, người bệnh ung thư vú cần bổ sung các thực phẩm tương ứng với từng chất dinh dưỡng như sau:

  • Nguồn bổ sung protein: thịt nạc các loại, cá, tôm, sữa, trứng,…
  • Nguồn bổ sung glucid: gạo, bún, phở, miến, khoai,…
  • Nguồn bổ sung lipid: dầu lạc, dầu đậu nành, dầu vừng,…
  • Nguồn bổ sung chất xơ: rau xanh, rau nhiều xơ (súp lơ, bắp cải, rau chân vịt,…), trái cây (lê, táo, bơ,…), nên cung cấp từ 400-500g rau/ngày và 200-400g trái cây chín/ngày.
  • Nguồn bổ sung chất béo Omega-3: dầu oliu, cá hồi,…
  • Nguồn bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E và Selen tăng cường chống oxy hóa: cà chua, cà rốt, rau muống, rau ngót,…
Tổng hợp những thực phẩm nên sử dụng cho người ung thư vú

Thực phẩm hạn chế hoặc không nên sử dụng

Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có thành phần nhiều axit béo no. Chẳng hạn như các món chiên rán, quay, xào, nướng, hun khói,… Không những thế, hạn chế cho người ung thư vú dùng các thực phẩm chế biến sẵn dạng công nghiệp như thịt nguội, đồ đóng hộp,…

Bên cạnh đó, tuyệt không nên cho người ung thư vú sử dụng các loại dầu mỡ đã chiên quá nhiều lần hoặc những món ăn đã bị nấm mốc. Đặc biệt, bệnh nhân cần bắt buộc kiêng hoàn toàn các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú

Các bệnh nhân ung thư vú cần cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt. Vì lẽ đó, thực đơn ăn uống mỗi ngày cần chú ý trong từng liều lượng và thực phẩm phù hợp. Lấy ví dụ, với một người ung thư vú 50 tuổi và có cân nặng là 55kg sẽ cần bổ sung 1650 kcal năng lượng/ngày. Vì vậy, những thực phẩm tham khảo để cung cấp vào thực đơn ăn uống 01 ngày cho bệnh nhân như sau:

  • 200g gạo tẻ (khoảng 4 bát cơm)
  • 150g bún
  • 200g thịt nạc, cá, tôm
  • 400g rau xanh
  • 300g trái cây chín
  • 10ml dầu ăn
  • 200ml sữa công thức
Dinh dưỡng có vai trò quan trong với bệnh nhân ung thư vú

Chưa dừng lại ở đó, để giúp bệnh nhân ung thư vú thay đổi khẩu vị và có cảm giác ngon miệng hơn, có thể sử dụng các thực phẩm thay thế tương đương trong 01 ngày, chẳng hạn như:

  • Nhóm thực phẩm bổ sung đạm: 100g thịt heo nạc sẽ tương đương 100g thịt gà/ bò; 120g cá/ tôm; 3 quả trứng gà; 2 quả trứng vịt; 200g đậu hũ.
  • Nhóm thực phẩm bổ sung bột đường: 100g gạo tương đương với 100g bột mì; 100g miến; 100g bún khô; 300g bún tươi; 100g phở khô; 250g phở tươi; 100g bánh quy; 170g bánh mì; 400g các loại khoai củ.
  • Nhóm thực phẩm bổ sung chất béo: 5ml dầu ăn tương đương với 8g vùng; 8g lạc.

Dựa vào các nguyên tắc và thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú, việc chăm sóc bệnh nhân sẽ hiệu quả và cải thiện sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, người ung thư vú cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng chuyên biệt, chẳng hạn như Suppro – Súp Cao Năng Lượng giải pháp dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe.

Suppro – Súp Cao Năng Lượng chuyên biệt dành cho người ung thư 
  • 01 gói Suppro cung cấp 125 Kcal.
  • Hỗ trợ tái tạo khối cơ với thành phần giàu đạm quý BCAA và Arginine.
  • Giàu chất béo dễ hấp thụ bổ sung năng lượng tốt như MCT, MUPA, PUFA
  • Tác động kép chống oxy hóa từ nhóm Sulfo+ và Curcumin giúp ngăn khối u phát triển, dọn dẹp các gốc tự do, tăng cường miễn dịch và giảm tác dụng phụ điều trị.
  • Tăng cường thành phần kẽm hữu cơ, thay đổi vị giác, tăng sự ngon miệng
  • Sản phẩm súp dinh dưỡng dễ ăn và tiêu hóa phù hợp người ung thư khó nuốt, mệt mỏi.

Ở trên là những cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư vú được Suppro tổng hợp. Bạn có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bệnh nhân. Hy vọng bài viết đã mang đến kiến thức hữu ích giúp chăm sóc người ung thư vú một cách tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm