Chế độ dinh dưỡng sau cắt dạ dày hiệu quả nhất
Dạ dày của người sau khi đi cắt có thể nhỏ hơn hoặc bị loại bỏ hoàn toàn vì vậy, cách người bệnh ăn cũng như tiêu hóa thức ăn cũng sẽ thay đổi theo. Việc điều chỉnh lại chế độ ăn cho người bệnh thời gian này là rất quan trọng. Vậy chế độ dinh dưỡng sau cắt dạ dày hiệu quả nhất như nào? Hãy cùng Suppro tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Chế độ dinh dưỡng cho các giai đoạn
Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu là giai đoạn kéo dài từ 0-24 giờ sau khi mổ. Đây là giai đoạn mà nhiệt độ cơ thể tăng và thường người bệnh có cảm giác liệt cơ do vẫn còn ảnh hưởng của thuốc gây mê, dẫn đến liệt ruột, chướng hơi.
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cần chú ý đến nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Năng lượng cần nạp vào cơ thể sẽ dao động từ 20-25 kcal/kg/ngày. Protein sẽ dao động trong khoảng từ 1.2-1.5g/kg/ngày (chiếm 20% trên tổng năng lượng). Tỷ lệ chất đạm – chất béo – đường sẽ chiếm lần lượt từ 20-30-50%. Cần phải cung cấp một lượng vitamin và muối khoáng đầy đủ để đảm bảo lượng cân bằng tối thiểu trong cơ thể.
Giai đoạn thứ hai
Đây là giai đoạn khởi động – bắt đầu nuôi ăn đường tiêu hóa và thường kéo dài từ 24 – 48 giờ sau khi mổ. Ở giai đoạn này, nhu động đã hoạt động trở lại, người bệnh có thể tự trung tiện và cảm thấy tỉnh táo hơn. Người bệnh sẽ có cảm giác đói tuy nhiên triệu chứng chán ăn vẫn thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn này.
- Năng lượng cần nạp vào khoảng 30 kcal/kg/ngày.
- Chất đạm dao động trong khoảng từ 1.2-1.5g/kg/ngày (chiếm 20% trên tổng năng lượng).
- Chất béo sẽ chiếm từ 15-20% trên tổng năng lượng.
- Chất đường bột chiếm tới 55-60% trên tổng năng lượng.
Ngoài ra vẫn cần nạp đủ lượng vitamin và muối khoáng đầy đủ để đảm bảo cân bằng tối thiểu nuôi cơ thể. Ở giai đoạn này, dinh dưỡng tĩnh mạch là chủ yếu, còn lại nuôi dưỡng tiêu hóa chỉ chiếm từ 10-15%.
Nguyên tắc nuôi dưỡng tiêu hóa được các chuyên gia khuyên dùng đó là: Thức ăn nên dùng chủ yếu ở dạng lỏng, ưu tiên cháo, súp, sữa với mật độ năng lượng cao 1kcal/1ml, chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa từ 30 – 50ml, thời gian 1 bữa có thể kéo dài từ 30 – 60 phút.
Giai đoạn chuyển tiếp
Đây là giai đoạn tăng cường dinh dưỡng tiêu hóa phối hợp với dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài từ 2-3 ngày. Năng lượng cần thiết của giai đoạn này sẽ dao động trong khoảng từ 30-35 Kcal/kg/ngày
- Chất đạm chiếm từ 1.2-1.5g/kg/ngày
- Chất béo từ 15-20% trên tổng số năng lượng
- Glucid chiếm từ 55-60% trên tổng số năng lượng.
- Vitamin cùng muối khoáng cần được cung cấp đầy đủ.
Thức ăn nên được chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa từ 6-8 bữa chứa từ 150-200ml/ bữa, mỗi bữa cách nhau từ 3-4 tiếng và có thể nuôi dưỡng bằng đường miệng hoặc qua ống thông.
Giai đoạn phục hồi
Ở giai đoạn này người bệnh cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để nhanh chóng phục hồi. Lúc này người bệnh có thể ăn hoàn toàn bằng đường miệng.
Nhu cầu dinh dưỡng cần có:
- Năng lượng từ 35-40 kcal/kg/ngày.
- Chất đạm động vật từ 1.5-2g/kg/ngày.
- Chất béo chiếm từ 15-25%.
- Chất đường bột chiếm từ 60-65% trên tổng năng lượng.
- Cung cấp thêm protein bằng cách bổ sung nhiều trứng, sữa, cá, thịt, đậu.
- Bổ sung thêm nhiều hoa quả để tăng thêm vitamin C, B cùng chất xơ.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Các bữa nên được chia nhỏ.
Hướng dẫn kiểm soát các vấn đề thường gặp
Hội chứng Dumping
Hội chứng này xảy ra khi lượng thức ăn, đường di chuyển từ dạ dày đến ruột non quá nhanh gây nên trống dạ dày. Hội chứng này thường có những biểu hiện lâm sàng sau:
- Biểu hiện sớm: Xảy ra trong khoảng từ 10-30 phút sau khi ăn và thường có biểu hiện nôn, đầy hơi, đau tức thượng vị, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi và ngất đi.
- Biểu hiện muộn: Thường xảy ra khoảng từ 1-3h say ăn, khi người bệnh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường dẫn đến hiện tượng tăng áp suất thẩm thấu ở ruột non dẫn đến tăng tiết insulin quá mức gây nên hạ đường huyết thậm chí là rối loạn ý thức, co giật.
Để tránh hội chứng này người bệnh cần:
- Chia nhỏ mỗi bữa ăn.
- Nên ăn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Khi ăn nên hạn chế uống nước.
- Uống từ 30-60ml nước trước hoặc sau khi ăn.
- Nên tránh những thực phẩm có hàm lượng đường cao.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein và chất xơ.
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, sau khi ăn không nên nằm luôn.
Kém hấp thụ mỡ
Thể tích dịch tiêu hóa đặc biệt là men tụy bị tụt giảm đáng kể do giảm sự co bóp, giảm sự bài tiết dịch vị. Đồng thời khi thức ăn chuyển động quá nhanh sẽ làm giảm thời gian thức ăn được nhào trộn cũng như tiếp xúc với men tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn khó được sàng lọc nên lượng thức ăn có kích thước lớn sẽ vào được ruột non ảnh hưởng đến quá trình men tụy tiêu hóa thức ăn. Lượng mỡ hấp thụ giảm kéo theo lượng vitamin tan trong dầu cũng giảm gây nên các biểu hiện như bong da, mắt mờ hay loãng xương,…
Không dung nạp lactose
Lactase là loại enzyme rất cần thiết cho sự hấp thụ của lactose (đường có nhiều trong sữa) và thường được tiết chủ yếu ở các nhung mao trong hỗng tràng. Tuy nhiên tình trạng nối tắt vị tràng khiến một phần hỗng tràng đã bị mất chức năng khiến suy giảm khả năng dung nạp lactose. Một số triệu chứng người bệnh dễ mắc phải như: đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng sau ăn,…
Triệu chứng buồn nôn
Để kiểm soát triệu chứng này người bệnh cần tránh những thực phẩm chứa nhiều năng lượng, quá cay hoặc chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn hoặc uống quá nhanh, không ăn quá nhiều thức cùng một lúc, tránh tình trạng nằm ngay sau khi ăn.
Tình trạng đầy hơi
Để tránh tình trạng này người bệnh không nên ăn hoặc uống quá nhiều, quá nhanh cùng một lúc. Trong mỗi bữa ăn không nên uống quá nhiều nước. Cần tạo lịch trình ăn uống cố định và nên chia nhỏ bữa ăn.
Tình trạng tiêu chảy
Để tránh tình trạng này, người bệnh cần xem lại lượng tiêu thụ thức ăn trong 1 ngày, giảm ăn các chất béo, sữa,…
Nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa chất xơ như trái cây, bột yến mạch,…
Như vậy để kiểm soát các vấn đề trên ngoài những cách trên người bệnh cần được bổ sung thêm một số chất như Sữa non, Lợi khuẩn, kẽm hay FOS ( chất xơ hòa tan). Đặc biệt FOS với các nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh, không chỉ là đối với tiêu hóa:
- Làm giảm hấp thu đường vào máu.
- Chậm làm rỗng dạ dày: Thay đổi độ nhớt, tạo thành gel của thành dạ dày và/hoặc trộn lẫn với các thức ăn trong dạ dày.
- Thúc đẩy các hormon đường ruột liên quan đến tiêu hóa.
- Làm chậm quá trình chuyển đổi tinh bột thành đường.
- Hình thành các phức hợp chất xơ – tinh bột.
- Ức chế enzym không cạnh tranh.
- Giảm nguồn nước sẵn có trong quá trình thủy phân tinh bột và hồ hóa tinh bột.
- Giảm khuếch tán enzym, tinh bột và các sản phẩm thủy phân tinh bột.
Các hoạt chất này có trong Suppro Bio – soup cao năng lượng tốt cho tiêu hóa. Sản phẩm độc quyền của chúng tôi nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh, hỗ trợ chăm sóc đặc biệt cho người mới cắt dạ dày hay hỗ trợ khắc phục các vấn đề về tiêu hóa hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng chế độ dinh dưỡng sau cắt dạ dày hiệu quả nhất. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Suppro để biết thêm những thông tin bổ ích khác nhé.