Đái tháo đường thai kỳ: Những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé
Đái tháo đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào và gây những biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ và người thân cách nhận biết sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ để có phương pháp phòng tránh hiệu quả và kịp thời nhất.
Mục lục
1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ (hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, dẫn đến lượng đường huyết tăng cao và được phát hiện lần đầu trong khi mang thai. Bệnh thường bắt đầu tiến triển từ tuần 24 – 28 của thai kỳ.
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ không loại trừ khả năng đã mắc đái tháo đường từ trước mà chưa được chẩn đoán, cũng không đồng nghĩa với việc sau khi sinh người bệnh còn tăng glucose máu nữa hay không. Tuy nhiên đái tháo đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu không có biện pháp điều trị đúng cách.
Một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ và cần được chẩn đoán sớm ngay từ lần khám thai đầu tiên
- Tuổi mang thai: Phụ nữ lớn hơn 35 tuổi khi mang thai sẽ có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao hơn bình thường
- Người bị béo phì, thừa cân hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) có người mắc đái tháo đường
- Tiền sử sinh con nặng cân trên 4kg: trẻ sơ sinh có cân nặng ≥ vừa là hậu quả của tiểu đường thai kỳ, vừa là yếu tố nguy cơ cho những lần mang thai tiếp theo.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc chỉ số glucose niệu dương tính
- Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu, con bị dị tật bẩm sinh, sinh non,…

2. Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Dựa vào một số triệu chứng biểu hiện bên ngoài, phụ nữ mang thai có thể phần nào nhận biết được mình có đang bị đái tháo đường thai kỳ hay không, tuy nhiên để được chẩn đoán chính xác thì cần phải thực hiện các phương pháp xét nghiệm cụ thể.
Dấu hiệu nhận biết
- Đi tiểu nhiều và thường xuyên cảm thấy khát nước, khô miệng
- Đột ngột sút cân không rõ nguyên nhân
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và đói
- Thị lực giảm, nhìn mờ
- Lâu lành các vết thương, vết bầm tím
- Nước tiểu có nhiều kiến bâu
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ
Nghiệm pháp dung nạp 75 gam glucose đường uống được Hiệp hội quốc tế các nhóm nghiên cứu đái tháo đường & thai kỳ (IADPSG) và WHO khuyến cáo sử dụng cho chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
Cụ thể ba ngày trước khi tiến hành xét nghiệm không nên ăn thực phẩm có quá nhiều glucid, cũng không ăn kiêng để tránh ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
Thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng sau khi nhịn qua đêm từ 8 – 10 giờ. Đo nồng độ glucose máu tại thời điểm khi chưa ăn uống bất kỳ thứ gì và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau khi uống nước pha 75g glucose. Kết quả xác định thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ khi có 2/3 mẫu máu đạt tiêu chuẩn sau:
Giờ | Glucose huyết tương (mg/dl hay mg%) | Glucose huyết tương (mmol/l) |
Khi đói | ≥ 92 | ≥ 5.1 |
1 giờ | ≥ 180 | ≥ 10 |
2 giờ | ≥ 153 | ≥ 8.5 |
3. Đái tháo đường thai kỳ gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm tăng tỉ lệ sinh non gấp 2,6 lần so với thai phụ bình thường, không chỉ vậy còn dễ có nguy cơ sẩy thai và thai lưu, tăng huyết áp trong thai kỳ và nhiễm trùng tiết niệu. Về lâu dài sau khi sinh con, nhóm thai phụ bị tiểu đường thai kỳ rất dễ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt,…
Không chỉ gây ảnh hưởng đối với bà mẹ mang thai mà tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi sau này
- Tử vong ngay sau sinh
- Dị tật bẩm sinh: tỷ lệ này là 8 – 13 % ở những thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ, gấp 2 -4 lần nhóm bình thường. Các dị tật có thể gặp phải bao gồm dị tật ở thần kinh (não úng thủy, thai vô sọ), ở tim mạch (thông liên nhĩ – thất) hay các dị tật ở hệ tiết niệu,…
- Vàng da sơ sinh, xảy ra ở khoảng 25% người đái tháo đường thai kỳ
- Hạ đường huyết và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
- Bệnh lý suy hô hấp
- Các ảnh hưởng lâu dài về sau cho trẻ như béo phì, nguy cơ mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường, rối loạn tâm thần – vận động…

4. Làm thế nào để dự phòng và điều trị đái tháo đường thai kỳ
Để hạn chế được các nguy cơ sức khỏe cho mẹ và thai nhi, phụ nữ có nguy cơ hoặc đang bị đái tháo đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với sử dụng thuốc điều trị.
Thai phụ nên được tư vấn về dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm đúng về số lượng và chất lượng, góp phần kiểm soát tốt lượng glucose trong máu.
- Lượng Glucid chiếm khoảng 55 -60% tổng năng lượng bữa ăn. Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, gạo lứt,…thay thế cho gạo trắng, bánh mì, các loại thực phẩm cung cấp tinh bột có chỉ số GI cao.
- Hạn chế tối đa những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh, kẹo, chè, trái cây sấy hoặc các loại thức ăn có trên 20% glucid để ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn.
- Bổ sung trên 400g rau trên ngày, lựa chọn loại rau có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, bắp cải,… Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường máu và phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường nói chung và đái tháo đường thai kỳ nói riêng.
- Lựa chọn cá, thịt nạc thay cho các loại thịt đỏ, ưu tiên chọn các loại sữa chua, sữa ít béo và không đường.
- Giảm ăn mặn, hạn chế dùng nhiều muối và nước mắm trong chế biến thức ăn. Hạn chế các loại đồ ăn sẵn, rượu, bia, nước ngọt.
- Với những phụ nữ bị thừa cân, béo phì hoặc khi mang thai tăng cân quá nhiều thì nên lựa chọn cách chế biến thực phẩm luộc, hấp, bỏ lò thay cho đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Duy trì tập luyện mỗi ngày ít nhất 30 phút để giúp kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết.
Để giúp thai phụ đơn giản hơn trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng phòng chống đái tháo đường thai kỳ, Cysina đã kết hợp cùng Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng RIFF và cho ra đời sản phẩm Suppro Cerna.
Suppro Cerna bổ sung cho người đái tháo đường thai kỳ chế độ dinh dưỡng với đầy đủ nhóm chất bột đường (glucid), chất xơ hòa tan (FOS) và hệ chất béo không no (MCT, MUFA, PUFA) có lợi cho tim mạch và giúp ngăn ngừa các biến chứng trên tim. Đặc biệt bột đường trong Suppro Cerna là hệ bột đường tiên tiến có chỉ số đường huyết thấp (GI =37) giúp cung cấp nguồn năng lượng cao mà không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
Ngoài ra Suppro Cerna còn chứa Curcumin có tác dụng chống viêm và bảo vệ thành mạch, Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường miễn dịch và kiểm soát chỉ số đường huyết, chỉ số lipid máu, giúp người bệnh đái tháo đường thai kỳ hạn chế các biến chứng cho mẹ và thai nhi sau này.
Hy vọng bài viết trên của Suppro đã giải đáp được các thắc mắc của độc giả về đái tháo đường thai kỳ và giúp người bị đái tháo đường thai kỳ hạn chế các biến chứng cho mẹ và thai nhi sau này.