Người tiểu đường tuyệt đối kiêng tinh bột đúng hay sai?

455 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Người tiểu đường thường lo ngại rằng, ăn tinh bột sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Do đó, nhiều bệnh nhân đã cắt giảm hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn của mình. Vậy người tiểu đường tuyệt đối kiêng tinh bột là đúng hay sai, hãy cùng Suppro tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Mối liên hệ giữa tinh bột và bệnh tiểu đường

Tinh bột là 1 loại carbohydrate phức tạp được tạo thành từ nhiều phân tử đường. Khi ăn nhiều tinh bột (đặc biệt là nhóm tinh bột chuyển hóa nhanh), nó sẽ nhanh chóng chuyển thành đường và hấp thụ vào máu, khiến tuyến tụy phải tăng sản xuất insulin để điều hòa lượng đường huyết.

Ở những người bị tiểu đường, việc sản xuất insulin của tuyến tụy suy giảm, cơ thể không còn sử dụng insulin hiệu quả. Do đó, ăn nhiều tinh bột sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Có thể nói, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lượng glucose trong máu. Nguyên tắc dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của người tiểu đường cần đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm: Protein (chất đạm), lipid (chất béo), carbohydrate (chất bột đường). Trên thực tế, ngoài tinh bột, người tiểu đường cũng cần phải hạn chế chất béo bão hòa, đồng thời tăng cường bổ sung chất đạm, chất xơ và chất béo chưa bão hòa.

Tinh bột ảnh hưởng đến đường huyết nhanh hơn nhóm chất đạm và chất béo.
Tinh bột ảnh hưởng đến đường huyết nhanh hơn nhóm chất đạm và chất béo.

2. Người tiểu đường có nên kiêng tuyệt đối tinh bột không?

Nhiều bệnh nhân tiểu đường lo ngại các biến chứng nguy hiểm của bệnh, nên chọn cách cắt giảm tuyệt đối đường và tinh bột trong bữa ăn của mình, chỉ ăn rau xanh, không ăn cơm, thịt, hoa quả chín,…

Điều này là sai lầm, vì nếu kiêng khem quá mức trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó không sinh ra được năng lượng cho não và cơ bắp hoạt động, gây cảm giác mệt mỏi, trì trệ, hạ đường huyết và suy nhược cơ thể.

Thực tế, tinh bột là loại carbohydrate được tiêu thụ phổ biến và cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, người tiểu đường nên hạn chế thực phẩm giàu tinh bột, nhưng không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. Bệnh nhân vẫn cần phải ăn cơm, bún, ngũ cốc… nhưng với số lượng ít hơn bình thường

Người tiểu đường cũng có thể lựa chọn những loại tinh bột giàu chất xơ, vì chúng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Các loại hoa quả cũng có chứa tinh bột cùng nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết khác. Quan trọng là người bệnh cần biết loại tinh bột nào tốt và phù hợp cho cơ thể, cần nạp bao nhiêu lượng tinh bột mỗi ngày, để giữ mức đường huyết trong khoảng an toàn cho phép, cũng như giúp kiểm soát cân nặng của bản thân.

Người tiểu đường nên cắt giảm, nhưng không cần kiêng tuyệt đối tinh bột trong chế độ ăn
Người tiểu đường nên cắt giảm, nhưng không cần kiêng tuyệt đối tinh bột trong chế độ ăn

3. Bổ sung tinh bột trong chế độ ăn như thế nào cho hiệu quả?

Trong chế độ ăn của người tiểu đường, cần đảm bảo năng lượng do chất bột đường (Carbohydrate) chiếm tỷ lệ 50-60% tổng năng lượng hàng ngày, còn lại chất béo (lipid) chiếm 30%, chất đạm (protein) chiếm 20% tổng năng lượng.

Lượng tinh bột cần nạp vào của mỗi người còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ tập luyện (cường độ tập nặng hay nhẹ, mức độ tập có thường xuyên hay không), giai đoạn bệnh, chỉ số đường trong máu…. 

Người tiểu đường cần bổ sung 45-60g tinh bột mỗi ngày, cụ thể còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, mà bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn số lượng chính xác. Từ đó người bệnh sẽ tính toán và lựa chọn thực phẩm phù hợp, có thể kiểm tra chỉ đường huyết sau ăn, để biết khẩu phần ăn như vậy đã cân đối hay chưa.

  • Nên ưu tiên lựa chọn loại tinh bột nhiều chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám (ví dụ như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch,…). Đây là nhóm tinh bột chuyển hóa chậm cũng như có chỉ số đường huyết (GI) thấp, do vậy sẽ không làm tăng lượng đường huyết đột ngột sau ăn, mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng tinh bột mỗi ngày.
  • Hạn chế nhóm tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm trắng, bánh mì trắng,… vì dạng tinh bột này sau khi ăn sẽ nhanh chóng chuyển thành glucose vào máu, dễ khiến lượng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn
Ưu tiên lựa chọn nhóm tinh bột chuyển hóa chậm, hạn chế nhóm tinh bột chuyển hóa nhanh
Ưu tiên lựa chọn nhóm tinh bột chuyển hóa chậm, hạn chế nhóm tinh bột chuyển hóa nhanh
  • Trước khi ăn thực phẩm giàu tinh bột, có thể ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để làm giảm hấp thu đường vào trong máu, cũng như tạo cảm giác no nhanh hơn, từ đó giúp giảm bớt lượng tinh bột cần tiêu thụ.
  • Cách chế biến cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến lượng đường có trong thức ăn. Theo một số thử nghiệm, khi nấu cơm khô ở mức vừa phải, 1 bát cơm có lượng đường chiếm 58%. Tuy nhiên, nếu nấu nhiều nước và khiến cơm mềm hơn, lượng đường trong 1 bát cơm có thể lên tới 78%. Một ví dụ khác đó là cà rốt khi ăn sống hoặc ép nước, làm sinh tốt, lượng đường trong mỗi khẩu phần là 16%, nhưng nếu đun kỹ, thái nhỏ, hầm như thì lượng đường trong khẩu phần đó sẽ tăng lên 92%. Do vậy trong quá trình chế biến thức ăn cho người tiểu đường (nhất là những loại rau, củ) cần phải lưu ý: nấu chín vừa phải, không cắt quá nhỏ vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong quá trình nấu và cũng khiến lượng đường trong thức ăn hấp thu vào máu nhanh hơn, làm tăng nguy cơ đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn.

Như vậy có thể thấy, người tiểu đường không nên kiêng hoàn toàn tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, vì như vậy có thể gây suy kiệt sức khỏe, thậm chí phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát. Thay vào đó, người bệnh nên có một chế độ ăn với số lượng và loại tinh bột phù hợp, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, mà vẫn giúp kiểm soát tốt được lượng đường huyết.

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SUPPRO CURVEE – BỮA ĂN LÀNH MẠNH CHO VÓC DÁNG

Soup dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Xem sản phẩm

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm