Người ung thư có cần kiêng ăn đậu nành không?
Ung thư có cần kiêng ăn đậu nành không là câu hỏi phổ biến mà nhiều người bệnh ung thư. Tuy đậu nành là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, nhất là chị em phụ nữ. Thế nhưng, việc bổ sung vào thực đơn ăn uống cho người ung thư liệu có phù hợp? Để giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn cùng theo chân Suppro tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Ung thư có cần kiêng ăn đậu nành?
Có một quan niệm sai lầm rất phổ biến là bệnh nhân ung thư nên tránh ăn đậu nành và các thực phẩm chế biến từ nguyên liệu này. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng nếu bổ sung ở mức độ vừa phải, đậu nành không chỉ an toàn mà thậm chí còn có lợi. Xem lời giải đáp về câu hỏi “bệnh nhân ung thư có cần kiêng ăn đậu nành?” ngay bên dưới nhé.
Trên thực tế, đậu nành chứa dồi dào dưỡng chất, có hàm lượng đạm cao với 100g sẽ cung cấp 34g protein. Kèm theo đó, đậu nành còn cung cấp thành phần giàu chất béo thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất, hợp chất sinh học có lợi.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân ung thư thường lo ngại khi áp dụng chế độ dinh dưỡng có đậu nành sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Những mối bận tâm cụ thể ở đây đó là giảm chức năng tuyến giáp, làm tăng nguy cơ ung thư vú do thành phần giàu isoflavone chứa trong đậu nành. Vậy isoflavone là gì?
Isoflavone là một nhóm các phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành, hay còn gọi là estrogen có nguồn gốc thực vật. Khác với estrogen trong cơ thể, isoflavone có công dụng yếu hơn và giúp điều hòa nồng độ estrogen để cân bằng lượng estrogen trong cơ thể.

Theo một số nghiên cứu, đậu nành được cho là không gây bất lợi cho người ung thư vú và đem đến nhiều lợi ích không nhỏ. Cụ thể, nếu bổ sung 25-50mg isoflavone/ngày sẽ bảo vệ và ngăn chặn ung thư vú cũng như giảm tỷ lệ tái phát khối u (theo nghiên cứu từ Heidi Fritz và các cộng sự năm 2013).
Chưa dừng ở đó, bổ sung 50mg isoflavone mỗi ngày bằng các thực phẩm làm từ đậu nành được xem là an toàn cho người ung thư tuyến giáp và ung thư vú (theo Ủy ban Thường trực về An toàn thực phẩm của Quỹ Nghiên cứu Đức – SKLM).
Những nghiên cứu tổng thể trên minh chứng rằng ăn đậu nành ở mức độ vừa phải không làm tăng nguy cơ tái phát ung thư hoặc nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân ung thư. Thậm chí, nếu bổ sung liều lượng phù hợp còn có thể có lợi. Trong 1g đậu nành sẽ chứa khoảng 1,5mg isoflavone. Do vậy, lượng đậu nành trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày là 15-30g an toàn và tốt cho cơ thể người ung thư.
Lợi ích của đậu nành với bệnh nhân ung thư
Sau khi đã biết câu trả lời cho thắc mắc ung thư có cần kiêng ăn đậu nành, vậy những lợi ích mà nguyên liệu này mang đến cho người bệnh là gì?
Những bệnh nhân sau điều trị ung thư được khuyến nghị nên áp dụng thực đơn ăn uống ưu tiên thực phẩm từ thực vật. Chẳng hạn như ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, đồng thời hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

Thực phẩm từ đậu nành có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn uống này. Nhờ đó người bệnh dễ dàng kiểm soát cân nặng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Đậu nành cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất xơ và chất béo không bão hòa đa (chẳng hạn như ALA omega-3). Đặc biệt, thành phần trong đậu nành còn có các hoạt chất sinh học giúp bảo vệ và phòng chống ung thư.
Không những thế, protein trong đậu nành được gọi là “protein hoàn chỉnh”, cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu (các thành phần cấu tạo protein) theo tỷ lệ mà cơ thể bệnh nhân ung thư cần. Protein trong đậu nành dễ tiêu hóa, tối ưu cho sự phát triển và phục hồi cơ bắp, tương đương với protein động vật (thịt, cá, gia cầm, trứng và sữa).
Các thực phẩm chiết xuất từ đậu nành
Có thể nói, bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống của người ung thư là rất an toàn nếu sử dụng theo liều lượng khuyến cáo. Ở đây, Suppro sẽ gợi ý 3 loại thực phẩm được làm từ đậu nành mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Đó là thực phẩm chế biến từ đậu nành, gia vị đậu nành và thực phẩm bổ sung đạm đậu nành.
Thực phẩm chế biến từ đậu nành
Các nghiên cứu hiện nay ủng hộ việc đưa thực phẩm chế biến từ đậu nành vào chế độ ăn của những người sau điều trị thành công ung thư và không cho thấy tác dụng có hại. Ngay cả đối với những bệnh nhân ung thư vú có thụ thể estrogen dương tính cũng có thể sử dụng các thực phẩm này.

Trên thực tế, nghiên cứu ở bệnh nhân ung thư vú cho thấy lợi ích khi bổ sung lượng vừa phải các thực phẩm chế biến từ đậu nành, cụ thể là từ 1-2 khẩu phần/ngày. Chẳng hạn, có thể cho người bệnh ăn mỗi ngày khoảng 85g đậu nành Nhật, 118ml sữa đậu nành hoặc 248g đậu phụ.
Lưu ý, khi sử dụng thực phẩm từ đậu nành nên ưu tiên sản phẩm không đường. Đây là một nguồn protein hoặc thay thế sữa một cách an toàn, ngay cả đối với những người đang điều trị ung thư.
Gia vị từ đậu nành
Có thể kể đến như nước tương, dầu đậu nành và lecithin đậu nành là những ví dụ về các sản phẩm gia vị từ đậu nành không chứa hàm lượng phytoestrogen đáng kể. Như chúng ta đã biết, gia vị làm từ đậu nành đã qua biến đổi gen (GMO). Những tác động của GMO liên quan đến đậu nành và nguy cơ ung thư chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng được coi là chủ đề gây nhiều tranh luận. Vì vậy, để sử dụng an toàn cho người ung thư, hãy ưu tiên các loại gia vị đậu nành được sản xuất ở dạng hữu cơ, hoàn toàn tự nhiên.
Thực phẩm bổ sung đạm đậu nành
Đây là dòng sản phẩm cung cấp nguồn đạm quý từ thực vật, đặc biệt là đậu nành, giúp duy trì khối cơ và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Với đặc tính dễ chuyển hóa tạo nguồn năng lượng cao, chứa 9 loại axit amin thiết yếu cấu thành nên các protein khác nhau sẽ giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh ung thư.
Ngoài ra, bạn nên tìm đến các thực phẩm bổ sung cao năng lượng có chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên, chẳng hạn Soup Cao Năng Lượng Suppro hay Suppro Gold. Suppro và Suppro Gold đều chứa các thành phần dinh dưỡng quý với nhiều lợi ích:
- Giàu lượng đạm Whey chứa BCAA giúp duy trì và phục hồi khối cơ
- Thành phần chứa Arginine hỗ trợ tăng liên kết mô và làm lành vết thương
- Đa dạng nhóm chất béo thực vật dễ hấp thu như MUFA, PUFA, MCT tốt cho hệ tim mạch
- Bổ sung nhóm Sulfo+ và Nano Curcumin giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Kẽm hữu cơ hỗ trợ cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng
Sử dụng Suppro mỗi ngày, người bệnh ung thư sẽ được cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường thể trạng và phục hồi sức khỏe nhanh.
Thắc mắc bệnh nhân ung thư có cần kiêng ăn đậu nành không đã được Suppro trả lời chi tiết qua bài viết mới nhất này. Không chỉ riêng thành phần đạm đậu nành, người ung thư cần phải bổ sung đa dạng dưỡng chất tự nhiên để cơ thể tái tạo và phục hồi tốt nhất. Hoặc sử dụng thêm sản phẩm Soup Cao Năng Lượng Suppro Bio để hỗ trợ thêm vào giai đoạn bình phục bạn nhé!