Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi

163 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Loãng xương ở người cao tuổi là một trong những vấn đề ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người không nắm được những nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh. Vậy nên, bài viết sau đây của Suppro sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.

1. Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là gì và một số dấu hiệu cảnh báo

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng xảy ra khi mật độ xương giảm, mất dần canxi và các khoáng chất. Bệnh lý này sẽ khiến cho xương bị giòn yếu, giảm khả năng chịu lực và dễ gặp phải chấn thương.

Một số dấu hiệu có thể cảnh báo tình trạng loãng xương ở người già đó là:

  • Thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí khác nhau như là: Đau ở khớp gối, khớp háng, thắt lưng, xương đùi…
  • Gù vẹo cột sống, chiều cao bị giảm so với lúc còn trẻ.
  • Xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như là ớn lạnh, chuột rút, đổ mồ hôi…
                             Mật độ xương suy giảm ở người cao tuổi bị loãng xương

2. Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người lớn tuổi

Có nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến đó là:

Do lão hóa

Lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có loãng xương.

Càng lớn tuổi, quá trình tái tạo xương càng giảm trong khi tốc độ hủy xương lại tăng. Từ đó dẫn đến tình trạng mật độ xương và chất khoáng giảm dần, dẫn đến loãng xương.

Loãng xương do tiền mãn kinh ở phụ nữ

Một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ gặp phải ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh đó chính là loãng xương. Nguyên nhân là vì nồng độ estrogen giảm dẫn đến sự suy giảm hormone tuyến cận giáp, tăng đào thải canxi qua nước tiểu.

Theo kết quả của các nghiên cứu, khi bước vào thời kỹ mãn kinh, mỗi năm cơ thể giảm từ 2-4 mật độ xương. Đây cũng chính là lý do khiến cho tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ cao hơn nam giới.

Do một số bệnh lý

Người lớn tuổi khi mắc phải một số bệnh lý thì cũng có nguy cơ bị loãng xương. Các bệnh lý gây ra tình trạng này có thể kể đến như là:

  • Các bệnh lý về nội tiết: Cường giáp, tiểu đường…
  • Suy thận mạn.
  • Các bệnh gan mãn tính.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Một số bệnh ung thư…

Do tác dụng phụ của một số thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Loãng xương có thể là tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc:

  • Các thuốc chống viêm, giảm đau thuộc nhóm corticoid: Corticoid có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên nếu dùng thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn trong đó bao gồm loãng xương. Khi dùng kéo dài, corticoid sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể và gây ra tình trạng ức chế hình thành collagen, ảnh hưởng đến sự lắng đọng xương và giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Do đó, sẽ gây ra tình trạng giảm mật độ xương và tăng hủy xương trong cơ thể và gây ra loãng xương. Khi sử dụng corticoid liên tục trong vòng 1 năm, mật độ xương giảm từ 10-15% ở những vùng xương như cột sống, xương sườn,…
  • Heparin: Sử dụng Heparin kéo dài và liều cao có thể gây loãng xương. Cơ chế chính xác khiến heparin gây loãng xương vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
  • Các thuốc chống động kinh: Một số nhóm thuốc chống động kinh cảm ứng với enzym CYP-450 ở gan, gây ảnh hưởng chuyển hóa vitamin D và giảm hấp thu canxi. Do đó, sử dụng các thuốc này kéo dài sẽ gây giảm mật độ xương, dẫn tới loãng xương.
  • Một số loại thuốc lợi tiểu: Ví dụ như nhóm lợi tiểu quai có thể làm giảm khối lượng xương, gây loãng xương do làm tăng bài tiết canxi ở thận.
                     Tác dụng phụ của một số thuốc gây ra loãng xương ở người già

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học

Ở người cao tuổi, khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng bị suy giảm. Chính vì vậy, nếu như không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ canxi và các khoáng chất thì có thể gây ra tình trạng loãng xương.

Bên cạnh, do sức khỏe có sự suy yếu nên người lớn tuổi thường có xương hướng ít đi lại, vận động ngoài trời. Điều này khiến cho cơ thể không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nên không tổng hợp đủ vitamin D, làm giảm sự hấp thu canxi.

3. Bệnh loãng xương ở người già có nguy hiểm không?

Loãng xương ở người cao tuổi có đặc tính là diễn ra một các từ từ và không phải là căn bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu như không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng loãng xương có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và tình thần của người cao tuổi như là:

  • Gây biến dạng cột sống.
  • Giảm khả năng vận động của người bệnh.
  • Tăng nguy cơ bị gãy xương, lún xẹp đốt sống.

4. Các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với các phương pháp khác nhau. Đó có thể là phương pháp có hay không sử dụng thuốc hoặc kết hợp đồng thời để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau:

Phương pháp không dùng thuốc

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị loãng xương không sử dụng thuốc mà bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn cho bệnh nhân. Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn người cao tuổi thực hiện các bài tập hoặc trị liệu thần kinh cột sống. Mục đích để giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau và tăng cường khả năng hồi phục.

Bên cạnh đó, sử dụng các nẹp, dụng cụ chỉnh hình nhằm giảm áp lực tỳ đè lên vùng cột sống, xương hông hay đầu xương… cũng là phương pháp điều trị loãng xương không dùng thuốc.

                    Có thể áp dụng vật lý trị liệu chữa loãng xương ở người cao tuổi

Phương pháp sử dụng thuốc

Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Các loại thuốc có thể được sử dụng như là:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống hủy xương.
  • Viên uống bổ sung canxi, vitamin D.

Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi bằng cách nào?

Một số biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, cá, hải sản, rau xanh đậm…
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều độ với các bộ môn phù hợp với người lớn tuổi như đi bộ, yoga, dưỡng sinh…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá…
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh loãng xương và các yếu tố nguy cơ.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nên cần có các biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời. Bài viết trên hy vọng sẽ đem lại những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về loãng xương ở người cao tuổi và có thêm những kiến thức hữu ích để dự phòng cho bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này. Hãy theo dõi Suppro.vn.com thường xuyên để có thêm nhiều thông tin nhiều bổ ích để nâng cao sức khỏe nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SUPPRO CURVEE – BỮA ĂN LÀNH MẠNH CHO VÓC DÁNG

Soup dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Xem sản phẩm

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm