Những điều nên biết về cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

27/12/2022
89 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh tiểu đường xảy ra luôn đi kèm với các biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan trong cơ thể. Do vậy nếu không kiểm soát bệnh và có phương pháp phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả, chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh sẽ suy giảm nghiêm trọng. Hãy cùng điểm qua một số biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường và cách “sống chung” an toàn với căn bệnh này nhé.

1. Tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Biến chứng trên hệ tim mạch

Tình trạng tăng insulin máu, rối loạn lipid và tăng đường huyết ở người tiểu đường gây nên các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng vữa xơ tiến triển rất nhanh sẽ dẫn đến thiếu máu cục bộ ở các cơ quan tổ chức, gây ra các biểu hiện lâm sàng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ,… Các biến chứng này đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Biến chứng trên tim mạch là biến chứng tiểu đường phổ biến nhất, chiếm tới 70% nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh tiểu đường. 

Biến chứng thần kinh

Đường huyết tăng cao và kéo dài ở người bệnh tiểu đường có thể gây nên tổn thương trên mọi dây thần kinh của cơ thể. Biến chứng thần kinh thường được chia thành 2 nhóm chính là:

  • Biến chứng thần kinh ngoại biên: biểu hiện rõ rệt nhất ở các dây thần kinh ở tay, chân, dây thần kinh sọ não. Người tiểu đường có dấu hiệu tê bì tay chân, cảm giác như có kiến bò, kim châm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Biến chứng thần kinh tự chủ: ảnh hưởng đến chức năng điều khiển hoạt động các nội tạng như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu,… gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy, nhịp tim nhanh khi nghỉ, đái không tự chủ,… 
Tê bì tay chân là biến chứng thần kinh khá đặc trưng của người bệnh tiểu đường

Biến chứng trên mắt

Biến chứng trên mắt gây nên bệnh võng mạc đái tháo đường, nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực, mù lòa cho người lớn tại Mỹ. Biến chứng xảy ra khi các mạch máu nhỏ tại võng mạc bị tổn thương do đường huyết tăng ở người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số tổn thương khác trên mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm,… 

Biến chứng đối với thận

Theo thống kê, có khoảng 20-40% người bệnh tiểu đường gặp biến chứng trên thận. Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy thận mạn tính. Tại Việt Nam, bệnh thận đái tháo đường cũng là nguyên nhân chính của suy thận giai đoạn cuối và lọc thận. Nguy cơ xảy ra biến chứng trên thận sẽ tăng cao ở những người tiểu đường kèm theo huyết áp cao.

Các biến chứng cấp tính khác

Các biến chứng cấp tính nguy hiểm có thể gặp phải nếu người bệnh không biết phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả có thể kể đến như hạ đường huyết đột ngột, nhiễm toan ceton (gặp chủ yếu ở người tiểu đường tuýp I) và tăng áp lực thẩm thấu (gặp chủ yếu ở người mắc tiểu đường tuýp II). Đây là những biến chứng nghiêm trọng, phát sinh nhanh chóng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

2. Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường là việc quan trọng không kém bên cạnh phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường để người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh và tuổi thọ như người bình thường. Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo các cách sau.

Tuân thủ kế hoạch điều trị

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, do đó người bệnh cần dùng thuốc điều trị lâu dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp và rèn luyện vận động. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cũng cần định kỳ tái khám 3 tháng 1 lần để bác sĩ đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc cũng như có điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp, để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, giảm rủi ro do các biến chứng gây ra.

Kiểm soát đường huyết trong giá trị an toàn

Giữ chỉ số đường huyết luôn trong khoảng an toàn là mục tiêu phòng ngừa biến chứng tiểu đường hàng đầu, vì đây là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm nêu trên. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường của Bộ y tế, các chỉ số sau là an toàn cho đa số người bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng 80 – 130 mg/dl (4.4 – 7.2 mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn khoảng 2 giờ nhỏ hơn  180 mg/dl (10.0 mmol/l).
  • Chỉ số HbA1c nhỏ hơn 7%.

Theo dõi huyết áp và mỡ máu

Huyết áp và mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy các biến chứng trên tim mạch và thận ở người bệnh tiểu đường. Mục tiêu huyết áp ở người bệnh tiểu đường theo khuyến cáo của hội Đái tháo đường Mỹ và Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế phải dưới 130/80 mmHg. 

Để kiểm soát huyết áp và mỡ máu hiệu quả, người tiểu đường cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân, béo phì, ăn nhạt, bổ sung thêm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn, bỏ rượu và thuốc lá. Khi cần thiết phải sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.

Kiểm soát chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống có vai trò hết sức quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường nói chung và kiểm soát biến chứng tiểu đường nói riêng. 

Mục tiêu trong kiểm soát chế độ ăn uống của người bệnh là không được làm đường huyết tăng cao đột ngột sau bữa ăn, cũng như không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Do vậy người tiểu đường cần lựa chọn và chế độ ăn uống của mình những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hoà tan, chất béo tốt đến từ các nhóm chất béo không bão hoà, cũng như bổ sung protein có trong thịt nạc, cá nạc,… 

Để tăng cường hiệu quả phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh có thể bổ sung thêm các hợp chất sinh học quý khác như Đông trùng hạ thảo, nhóm Sulfo+ (gồm Sulforaphane chiết xuất từ mầm súp lơ, Kẽm và Selen hữu cơ chiết xuất từ mầm đậu xanh), Nano Curcumin,… có tác dụng kháng viêm tự nhiên, tăng miễn dịch, giảm căng thẳng mệt mỏi. Việc bổ sung các hoạt chất trên giúp ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch, thần kinh cũng như các biến chứng nhiễm trùng khác một cách hữu hiệu. 

Tăng cường vận động, thể thao

Tăng cường rèn luyện, tập thể dục là cách đơn giản nhất để tăng cường sức khỏe và kiểm soát bệnh tiểu đường, cũng như các biến chứng của nó. Người tiểu đường nên dành ít nhất 30 phút luyện tập mỗi ngày với các môn thể thao như chạy bộ, tập aerobic, chơi cầu lông, bóng bàn,… Việc tập luyện thể thao đem lại rất nhiều lợi ích, không chỉ làm tăng độ nhạy của insulin giúp kiểm soát lượng glucose máu, mà còn giúp duy trì cân nặng, qua đó kiểm soát mỡ máu cũng như huyết áp hiệu quả. Tập luyện thể thao cũng khiến tinh thần thư giãn, hạn chế stress, giải tỏa căng thẳng, giúp người bệnh khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần.

Trên đây là những thông tin về biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra, cũng như các cách phòng tránh biến chứng tiểu đường đơn giản nhưng hiệu quả. Mong rằng người tiểu đường có thể áp dụng để giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm, chung sống một cách “an toàn” với căn bệnh mãn tính này.

5/5 - (2 bình chọn)
Có thể bạn quan tâm: ,

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm