Những lưu ý về dinh dưỡng sau phẫu thuật

124 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trước phẫu thuật, dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe đủ để đương đầu với cuộc phẫu thuật vừa mất máu, vừa tổn thương cơ thể. Còn sau phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng và dưỡng chất giúp người bệnh ngăn nhiễm khuẩn, mau lành vết mổ và phục hồi sức khỏe nhanh.

Dinh dưỡng sau phẫu thuật quan trọng thế nào?

1. Dinh dưỡng sau phẫu thuật có vai trò ra sao?

Sau phẫu thuật, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt đảm bảo năng lượng và các chất để giúp:

  • Hỗ trợ điều chỉnh tình trạng rối loạn chuyển hóa bao gồm: Rối loạn cân bằng nước – điện giải.
  • Hỗ trợ chức năng miễn dịch, ngăn nhiễm khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Hỗ trợ kiểm soát tình trạng tăng glucose sau phẫu thuật (tình trạng kháng insulin tạm thời) và mất cân bằng dịch
  • Phòng ngừa và điều trị thiếu dinh dưỡng. Duy trì khối lượng cơ và giảm thiểu tình trạng sút cân sau phẫu thuật.

2. Những lưu ý đối với chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật

Dinh dưỡng sau phẫu thuật cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất, vitamin, khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, bệnh nhân sau phẫu thuật cần chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao, có thể tăng thêm 15 – 20%, thậm chí 25 – 30% so với người bình thường.

Quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng cần giàu đạm, vì khi phẫu thuật cơ thể thường mất nhiều protein do chảy máu, quá trình làm lành vết thương, do viêm hay do bỏng nặng. 

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cũng cần đảm bảo lượng glucid cho cơ thể. Ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn giúp tích trữ nhiều glycogen và có tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do thuốc mê. 

Duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất là 1 tháng đối với người bệnh bị nặng, có khi phải kéo  dài đến 6 tháng hoặc hơn trong những trường hợp ghép gan, … 

Các giai đoạn sau phẫu thuật và chế độ dinh dưỡng

1. Giai đoạn đầu: ngày thứ 1 – 2 

Ở giai đoạn này, bệnh nhân chưa ăn được, chủ yếu là bù nước, bù điện giải, cung cấp glucid  để đảm bảo đủ lượng cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, giảm tình trạng dị hóa protein. Trường hợp người bệnh bị trướng bụng thì không nên cho ăn hay uống nước. Nếu không phải phẫu thuật đường tiêu hóa, người bệnh có thể uống nước ít một (50ml/giờ). Có thể uống nước lọc, nước đường, nước hoa quả hay nước luộc rau. Trong trường hợp mất lượng dịch lớn trong khi phẫu thuật, người bệnh có thể truyền huyết tương (đạm), máu nếu cần. 

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cần đảm bảo cung cấp năng lượng 25-30 Kcal/kg/ngày, lượng protein là 1-1,2g/kg/ ngày và lipid nên chiếm 15-20% tổng năng lượng.

Sau khi phẫu thuật trong 1 – 2 ngày thì người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toàn hoặc qua đường tiêu hóa sớm kết hợp dinh dưỡng qua tĩnh mạch.

2. Giai đoạn giữa: ngày thứ 3 – 5 

Giai đoạn này, người bệnh cần ăn tăng dần và giảm dần dịch truyền. Chế độ ăn tăng dần về năng lượng và protein. Nên cho người bệnh ăn các dạng thức ăn lỏng, mềm trong giai đoạn này như sữa, soup loãng…. Có thể sử dụng sữa bột đã loại bơ, dùng sữa đậu nành. Bệnh nhân có thể dùng nước thịt ép khi không dùng được sữa, soup. Chế độ ăn nên chia thành nhiều bữa trong ngày, khoảng 4 – 6 bữa vì người bệnh thể trạng còn yếu, thường có cảm giác chán ănNên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B, C, PP như nước chanh, nước cam,… 

về chế độ dinh dưỡng, cần cung cấp năng lượng đáp ứng 30-35 Kcal/kg/ngày (1 số trường hợp 35-40 Kcal/kg/ngày), Protein vẫn cần 1-1,2g/kg/ ngày và lipid chiếm 15-20% tổng năng lượng. Dinh dưỡng bổ sung giai đoạn này chủ yếu qua đường tiêu hoá. Ban đầu, năng lượng cần từ 300 – 500 kcal và đảm bảo 30g protein. Sau đó 1-2 ngày thì tăng thêm 250-500 kcal cho đến khi đạt được nhu cầu năng lượng cần thiết. Trường hợp cần thiết sẽ vẫn bổ sung dinh dưỡng qua tĩnh mạch. 

3. Giai đoạn hồi phục: ngày thứ 6 trở đi 

Ở giai đoạn này, vết mổ đã liền, sức khỏe của người bệnh đã khá hơn. Do đó chế độ ăn cần đa dạng, cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và giúp vết thương mau lành. Sử dụng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp đủ chất đạm. Nên chia khẩu phần ăn của người bệnh thành nhiều bữa trong ngày (5 – 6 bữa/ngày) và đảm bảo bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể (2-2,5l/ngày). Người bệnh nên ăn nhiều các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B. 

Chế độ dinh dưỡng giai đoạn phục hồi cần đảm bảo năng lượng từ 35-40 Kcal/kg/ngày, lượng Protein từ 1,2-2g/kg/ ngày và lượng Lipid đảm bảo 15-25% tổng năng lượng. Giai đoạn này người bệnh có thể bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn qua đường tiêu hoá.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp kiến thức giá trị để mọi người có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và gia đình. Bạn có thể mua sản phẩm SUPPRO chính hãng trực tiếp qua website https://suppro.com.vn/ bằng cách gọi đến số TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC 24/7:1800 64.68.55

5/5 - (2 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SUPPRO CURVEE – BỮA ĂN LÀNH MẠNH CHO VÓC DÁNG

Soup dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Xem sản phẩm

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm