Sụt cân ở người bệnh ung thư và giải pháp
Sụt giảm cân ở người bệnh ung thư gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự đáp ứng điều trị. Một chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh ung thư sẽ giúp ngăn ngừa sụt cân, giữ cân nặng và sức khỏe ổn định hơn.
Mục lục
Nguyên nhân gây sụt cân ở người bệnh ung thư
Sụt cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo ung thư dễ nhận thấy nhất với nhiều người. Theo Hiệp hội Ung bướu Hoa Kỳ, có khoảng 40% người bệnh lần đầu được chẩn đoán ung thư có tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân. Có đến 80% người bị ung thư giai đoạn cuối bị sụt cân và gầy còm do sự mất cân nặng và mất cơ.
Nguyên nhân gây sụt giảm cân nặng ở người bệnh ung thư được giải thích bằng các cơ chế như sau:
- Sự chuyển hóa bất thường do khối u, các tế bào ung thư gây ra quá trình viêm năng chuyển hóa, tăng tiêu hao năng lượng nhiều hơn, tăng sự phá hủy khối cơ, khối mỡ. Các tế bào bị nghèo năng lượng, dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt dần dần.
- Giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể do các tác dụng phụ của điều trị như chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi. Chính tâm lý lo lắng, chán nản của người bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sức khỏe.
Lượng thức ăn đưa vào giảm trong khi nhu cầu năng lượng cho các tế bào cần nhiều hơn khiến bệnh nhân ung thư dễ gặp phải tình trạng sụt cân, suy mòn.
Hậu quả của tình trạng sụt cân ở người bệnh ung thư
Sụt cân ở người bệnh ung thư làm tăng nguy cơ suy mòn, suy kiệt, là hội chứng giảm khối lượng cơ xương mà bệnh nhân không thể phục hồi hoàn toàn bằng hỗ trợ dinh dưỡng thông thường, dẫn đến làm suy giảm chức năng các cơ quan.
Thống kê cho thấy có 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy mòn trước khi chết vì khối u, điều này cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy mòn đến sức khỏe và tuổi thọ.
Sụt cân cũng làm ảnh hưởng đến đáp ứng của điều trị. Theo PGS. TS Lê Bạch Mai, Nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia: “Nếu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không tốt thì rất khó để bệnh nhân chịu được hết liệu trình điều trị”.
Khi điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị, thì liều lượng điều trị thường tính trên cân nặng của người bệnh, nếu cân nặng quá thấp có thể không đáp ứng đủ liều điều trị. Trong quá trình điều trị, người bệnh sụt cân liên tục cũng có thể sẽ không đủ sức khỏe để theo hết liệu trình hóa, xạ trị.
PGS. TS Lê Bạch Mai nhấn mạnh: “Duy trì tình trạng dinh dưỡng trước, trong và sau khi điều trị liên quan rất nhiều đến sự sống còn của người bệnh. Dinh dưỡng không phải là quyết định trong điều trị ung thư, nhưng nó là yếu tố hỗ trợ vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân chịu đựng được các tổn thương về mặt tinh thần lẫn các vấn đề do khối u gây ra”.
Người bệnh ung thư ăn uống như thế nào để tránh sụt cân?
Khi tình trạng sụt cân xảy ra, việc đầu tiên là cần có giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, khoa học nhằm cải thiện cân nặng và thể trạng.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tăng năng lượng nạp vào cơ thể bằng các thực phẩm giàu đạm (thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu…), giàu chất béo dễ hấp thu, bổ sung thêm các bữa phụ để cung cấp năng lượng cần thiết cho người bệnh.
- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, không bị đói mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bữa phụ cũng là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Bổ sung thêm 2-3 bữa phụ trong ngày bằng những thực phẩm giàu năng lượng như bánh, sữa, cháo, soup…
- Đa dạng thức ăn để bệnh nhân có thể nhận nhiều chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác nhau. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả để bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Chọn thức ăn phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh. Một số bệnh nhân khó nhai nuốt, hay bị tổn thương trên đường tiêu hóa nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng (cháo, soup) để dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
- Không được nhịn ăn, ăn kiêng quá mức: có nhiều người bệnh quan niệm cho rằng việc ăn kiêng, nhịn ăn sẽ làm khối u teo nhỏ lại vì không đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này cũng làm các tế bào lành của cơ thể cũng không đủ dinh dưỡng để duy trì sự sống. Nhịn ăn sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, càng làm bệnh nhân nhanh chóng bị sụt cân và yếu hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư thường được cá nhân hóa, tùy tình trạng cơ thể mà chuyên gia dinh dưỡng sẽ có phác đồ dinh dưỡng phù hợp để giúp cải thiện cân nặng và sức khỏe. Bạn có thể kiểm tra các chỉ số khối cơ thể (BMI) và xác định nhu cầu calo BMR qua công cụ đo sức khỏe của website để hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của người bệnh và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cụ thể.
Soup cao năng lượng Suppro- Giải pháp dinh dưỡng cân bằng cho người bệnh ung thư
Hiểu được dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự phục hồi, nhằm giúp bệnh nhân ung thư có những bữa ăn tiện lợi, khoa học hơn, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Thực Phẩm Chức Năng luôn mong muốn cho ra đời một sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh. Trải qua quá trình dài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, sản phẩm Soup cao năng lượng Suppro đã ra đời.
Suppro là giải pháp dinh dưỡng cân bằng để bổ sung thêm dinh dưỡng, năng lượng cho người bệnh ổn định cân nặng, sức khỏe, đồng thời cung cấp các hoạt chất sinh học tự nhiên từ thực vật giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị.
Sau khi chế biến, Suppro cho thành phẩm ở dạng soup cao năng lượng, cung cấp giá trị năng lượng cao ngay cả với một khẩu phần ăn nhỏ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho người bệnh như đạm whey, đạm thực vật, chất béo thực vật dễ hấp thu.
Các hoạt chất sinh học tự nhiên bao gồm nhóm Sulfo+ độc quyền và curcumin trong Suppro có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tác động xấu từ sự lão hóa tự nhiên, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa bệnh tật, cải thiện vị giác và cải thiện tiêu hóa giúp tăng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Soup cao năng lượng Suppro phù hợp với những người bệnh ung thư trước, trong và sau quá trình điều trị, những người có thể trạng yếu, mệt mỏi, khó nhai nuốt và cả những người bệnh phải ăn qua ống thông dạ dày.