Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết…
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là một tình trạng rất thường gặp. Một đặc điểm quan trọng là người bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Đi cùng với sự đau đớn là khủng hoảng tâm lý làm cho người bệnh suy sụp, chán ăn, ăn không đủ chất và nhanh chóng dẫn tới suy dinh dưỡng. Để hiểu rõ hơn, cũng như tìm ra giải pháp cho tình trạng này, hãy cùng Suppro tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Thực trạng suy dinh dưỡng trong ung thư hiện nay.
Theo thống kê y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 người bệnh tử vong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Phần lớn, người bệnh ung thư chỉ mới tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Vậy nên, việc can thiệp dinh dưỡng sớm cần được quan tâm nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, qua đó giúp người bệnh ung thư có thể chống chọi lại được bệnh tật cũng như hoàn thành đầy đủ liệu trình điều trị.
Bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng là do đâu?
Đầu tiên phải kể đến là yếu tố tâm lý. Bệnh nhân ung thư phải chịu tác động cả về thể chất và tinh thần. Một tâm lý lo lắng, chán nản, tiêu cực tạo nên những suy sụp đáng kể về mặt tinh thần khiến cho bệnh nhân không muốn ăn, ăn cũng không thấy ngon miệng.
Bản thân bệnh ung thư và các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị gây ảnh hưởng lớn đến vị giác, khứu giác của người bệnh, làm tổn thương hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, trong quá trình bị bệnh, cơ thể cũng tiết ra 1 số loại hormone làm cho bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, bao gồm cả những món ăn yêu thích trước kia. Từ đó làm giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng của người bệnh. Tình trạng chán xuất hiện rất sớm và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư.
Bên cạnh đó, rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà của họ đều cho rằng ăn nhiều sẽ khiến tế bào ung thư phát triển hơn. Vì vậy, họ có suy nghĩ là khi bị ung thư thì không nên ăn ngọt, không uống sữa, không ăn thịt, nên chuyển sang ăn chay hoặc chỉ ăn gạo lứt, muối mè, thậm chí có người nhịn ăn hoàn toàn để “bỏ đói tế bào ung thư” dẫn đến không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Hậu quả của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần giảm 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của người bệnh. Suy dinh dưỡng tiến triển thành suy kiệt gây giảm chức năng các cơ quan, thiểu cơ và làm tăng tỷ lệ tử vong.
- Giảm đáp ứng với điều trị.
- Tăng độc tính của các phương pháp điều trị.
- Tăng thời gian nằm viện và tần suất tái nhập viện.
- Tăng các biến chứng nhiễm trùng.
- Cảm giác suy sụp, mệt mỏi.
- Giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Chính vì những nguyên nhân và hậu quả trên, người bệnh ung thư cần được phát hiện sớm các dấu hiệu của suy dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng kịp thời theo mục tiêu để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân ung thư
Để có một sức khỏe tốt, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm bao gồm: Đạm – bột đường– chất béo – các vitamin và khoáng chất. Duy trì chế độ ăn nhiều cá, rau, củ, quả, ít thịt, uống nhiều nước kết hợp với chế độ vận động, tập thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cơ thể bệnh nhân có đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải quan niệm “dinh dưỡng làm khối u phát triển nhanh hơn” như nhiều người bệnh vẫn lo sợ. Nên động viên người bệnh cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư.

Một số nhóm thực phẩm cần được đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân ung thư bao gồm:
- Đạm: Người bệnh ung thư thường cần nhiều protein hơn bình thường, đặc biệt sau khi phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, bổ sung protein thường là rất cần thiết để chữa lành các mô và giúp chống lại nhiễm trùng. Khẩu phần ăn của người bệnh cần đa dạng và cân đối các loại acid amin, bao gồm các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm, các loại thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại hải sản như: tôm, cua, cá… cũng là nguồn cung cấp đầy đủ các acid amin và calci cho cơ thể.
- Tinh bột: bao gồm các loại ngũ cốc như: Gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch… và các loại củ như: khoai lang, khoai tây, sắn…. Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh vì sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể. Đồng thời cũng nên hạn chế sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm vì đây cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
- Các chất béo: Là nguồn cung cấp giá trị năng lượng cao, do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định. Trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng, nhu cầu khuyến nghị từ 20-30% tổng năng lượng.
- Rau quả: Sử dụng các loại rau củ quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Chế độ ăn nhiều rau quả giúp cung cấp các loại vitamin và giúp cơ thể tiêu hoá tốt hơn.
Bên cạnh các bữa chính đầy đủ dưỡng chất như trên, người bệnh cũng nên bổ sung thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phục hồi của cơ thể. Suppro cho người ung thư là giải pháp dinh dưỡng tối ưu để bệnh nhân bổ sung thêm hằng ngày như một bữa ăn phụ hoặc thay thế cho bữa chính.

Suppro là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung bướu, giúp:
- Bổ sung năng lượng, phục hồi thể trạng.
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự phát triển khối u, hỗ trợ điều trị ung thư.
- Tăng lượng kẽm hữu cơ giúp cải thiện vị giác, giúp người ung thư ăn ngon miệng.
- Dạng súp dễ ăn, dễ tiêu hóa phù hợp với người ung thư khó nuốt, mệt mỏi.
Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư được Suppro tổng hợp chi tiết. Cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư là một cuộc chiến dài hơi, hãy để Súp cao năng lượng Suppro đồng hành cùng bạn, giúp bạn luôn có đủ sức mạnh để bước tiếp trên con đường đó.