Tại sao dinh dưỡng quan trọng với bệnh nhân ung thư

24/03/2023
79 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Tại Việt Nam, đa số bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách dẫn đến suy kiệt sức khỏe nhanh chóng. Trong hơn 115.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư mỗi năm, có đến 80% trường hợp bị sụt cân, trong đó 30% chết vì suy kiệt, suy dinh dưỡng trước khi qua đời do khối u.

1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Ở những bệnh nhân ung thư, các tế bào ung thư hoạt động mạnh và liên tục tăng sinh, đồng thời các khối u chiếm đoạt thức ăn và dinh dưỡng từ những tế bào khỏe mạnh. Từ đó dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư sẽ cao hơn người bình thường.

Bệnh ung thư làm đảo lộn quá trình chuyển hóa của cơ thể, khiến các mô, cơ và các tế  bào khác bị phá hủy nghiêm trọng. Việc này làm bệnh nhân ung thư nhanh chóng suy kiệt về thể lực và tinh thần, kết hợp với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến người bệnh rất dễ bị suy dinh dưỡng.

Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài, do vậy việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều đặc biệt quan trọng:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp người bệnh đảm bảo được trọng lượng cơ thể, duy trì một thể trạng tốt giữ cho các tế bào được khỏe mạnh, chống lại sự nhiễm trùng.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp bệnh nhân có sức chống đỡ với những tác động của khối u ung thư và cả những tác dụng không mong muốn từ các liệu pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,… 
  • Khi người bệnh có thể lực tốt cũng sẽ giúp các biện pháp điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, nâng cao khả năng phục hồi của cơ thể.
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân ung thư

2. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gặp những trở ngại gì?

Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như tình trạng khối u xâm lấn, chèn ép các cơ quan trong cơ thể, tác dụng không mong muốn từ việc hóa trị liệu, tâm trạng bất an, lo lắng,… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống và việc hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân. Hơn nữa, nhiều người vẫn đang có tâm lý “dinh dưỡng làm khối u ngày càng phát triển” nên thường có chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, không ăn thịt, cá, chỉ ăn rau xanh, hoa quả, khiến cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng.

Cụ thể, một số vấn đề sau gây nhiều khó khăn, trở ngại trong việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư:

  • Thay đổi khẩu vị, cảm giác khô miệng, lở miệng do tác động trong quá trình điều trị ung thư khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Ung thư liên quan đến các cơ quan của hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,… sẽ khiến cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là việc hấp thu tinh bột hoặc protein
  • Nôn, buồn nôn do phải tiếp nhận nhiều phương pháp trị liệu kéo dài
  • Mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe tổng thể
  • Rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,… 
Tâm lý chán chường, lo lắng khiến người bệnh ung thư không còn hứng thú với việc ăn uống

3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng đảm bảo các nguyên tắc hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị se giúp bệnh nhân ung thư tăng cường thể lực và giảm thiệu những bất lợi sức khỏe không mong muốn. 

Ăn uống đa dạng, cân đối các nhóm chất

Bệnh nhân ung thư rất cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt và phù hợp với thể trạng bản thân. Khẩu phần ăn cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản: chất đạm (protein) – chất bột đường (carbohydrate) – chất béo (lipid) – vitamin và khoáng chất. 

  • Chất đạm: Đạm có nhiều trong các loại thịt nạc, cá, trứng,… Người bệnh nên ăn đa dạng các loại thịt trắng (như thịt gia cầm) và thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) có chứa nhiều sắt, kẽm giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường vị giác ở người bệnh ung thư vốn ăn uống kém. Các loại hải sản như tôm, cua, cá,… cũng là nguồn cung cấp protein, acid amin và nhiều vi chất quan trọng khác cho cơ thể.
  • Chất bột đường: Ưu tiên chọn ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và vitamin. Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường đơn và phụ gia thực phẩm, chất bảo quản vì có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
  • Chất béo: Nên lựa chọn chất béo từ thực vật, chất béo không bão hòa từ các loại hạt như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu phộng. Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Vitamin và khoáng chất: tăng cường bổ sung từ các loại rau xanh, hoa quả tươi được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa nhỏ

Người bệnh ung thư thường có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn kém nên cần cố gắng ăn lượng thực phẩm tối đa theo sức của mình. Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, người bệnh có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 3 bữa chính và bổ sung thêm 2-3 bữa phụ trong ngày. 

Việc này khiến hệ tiêu hóa tiêu thụ và hấp thu thức ăn nhanh chóng, người bệnh cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc ăn hết khẩu phần ăn đã được xây dựng.

Không ăn kiêng quá mức

Một số quan điểm cho rằng “bỏ đói tế bào ung thư” sẽ khiến khối u chết dần đi vì không được nuôi dưỡng. Điều này dẫn đến nhiều người bệnh theo đuổi chế độ ăn không đạm, kiêng khem quá mức mà quên rằng khối u nằm trong cơ thể. Nếu nhịn ăn thì các tế bào khỏe mạnh cũng sẽ suy mòn dần vì thiếu dinh dưỡng. Do vậy, cơ thể cần được nuôi dưỡng bởi chế độ ăn đa dạng thì mới đảm bảo được sức khỏe cho bệnh nhân

Bổ sung dinh dưỡng theo nhiều cách khác nhau

Nhiều bệnh nhân đang điều trị ung thư không thể ăn uống thức ăn một cách bình thường do gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, thậm chí phải bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để nuôi cơ thể. Lượng dinh dưỡng đúng và đủ cho từng bệnh nhân ung thư còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tình trạng bệnh để từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng bổ sung hợp lý. Bên cạnh việc cân bằng các nhóm dưỡng chất qua chế độ ăn, việc bổ sung dinh dưỡng từ các sản phẩm hỗ trợ cũng là giải pháp được nhiều người quan tâm. Các sản phẩm dinh dưỡng được lựa chọn không chỉ cần cung cấp nguồn năng lượng cao, mà còn phải có công thức dinh dưỡng chuyên biệt phù hợp cho bệnh nhân ung thư. 

Suppro – Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư
  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng năng lượng cao, giúp phòng ngừa tình trạng sụt cân, suy mòn ở người bệnh ung thư
  • Bổ sung đạm whey chất lượng cao cùng các acid amin thiết yếu cho cơ thể, giúp tái tạo và phục hồi khối cơ, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật
  • Bổ sung hệ chất béo thực vật MUFA, PUFA, MCT tốt cho tim mạch, dễ hấp thu
  • Bổ sung nhóm Sulfo+ và Nano curcumin giúp tăng cường miễn dịch, ngăn chặn tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do, giúp cải thiện vị giác, tăng cảm giác ăn ngon cho người bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng hay sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline của nhãn hàng – 1800 646 855 (miễn cước) để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể.

Sản phẩm SUPPRO được sản xuất bởi công thức nghiên cứu độc quyền của Viện nghiên cứu Thực phẩm chức năng – RIFF

Đơn vị phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CYSINA

Địa chỉ: Số 16, LK 6A, Làng Việt Kiều Châu  Âu, Phường Mỗ Lao, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội.

5/5 - (2 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm