Tại sao phải chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường

12/12/2022
73 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu đường là căn bệnh diễn tiến trong âm thầm, khi đã biểu hiện ra các triệu chứng bên ngoài thì cũng là lúc bệnh tiến triển nặng và rất khó điều trị các biến chứng. Do vậy chủ động trong phòng ngừa bệnh tiểu đường là vấn đề hàng đầu cần được quan tâm ngang với việc điều trị bệnh. Hãy cùng Suppro theo dõi bài viết sau đây để tìm ra cách phòng ngừa bệnh tiểu đường đúng cách.

1. Tiểu đường gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

  • Hôn mê nhiễm toan ceton: đây là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường và gây nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân là do tăng các hormone gây tăng đường huyết và thiếu hụt insulin, làm tăng sản xuất glucose tại gan, giảm chuyển hóa glucose, tăng ly giải lipid, tăng tổng hợp ceton. Hậu quả dẫn đến tình trạng lợi tiểu thẩm thấu gây ra mất nước, điện giải, nhiễm toan chuyển hóa máu.
  • Hạ đường huyết: xảy ra khi đường huyết < 3,5 mmol/L, gây ra tình trạng run rẩy, chóng mặt, tim đập nhanh, không có khả năng tập trung. Nguy hiểm hơn nếu tình trạng này xảy ra vào ban đêm có thể gây ra hội chứng “chết trên giường ngủ”. Nguyên nhân do dùng quá liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường, người bệnh ăn kiêng quá mức, ăn không đủ chất,…
  • Biến chứng trên tim mạch: đây là biến chứng gặp rất nhiều nếu không được phòng ngừa bệnh tiểu đường đúng cách. Các bệnh thường gặp như xơ vữa mạch vành gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch não gây đột quỵ, hội chứng mạch vành cấp,…
  • Biến chứng trên thận: người đái tháo đường dễ gặp biến chứng suy thận mạn tính, đặc biệt là nếu bệnh nhân có bệnh lý nền tăng huyết áp và không kiểm soát đường máu tốt
  • Biến chứng võng mạc mắt: do tình trạng glucose máu tăng quá cao khiến những mạch máu nuôi võng mạc bị viêm, hậu quả có thể dẫn đến nhìn mờ, chảy máu võng mạc,..
  • Các biến chứng khác như loét bàn chân đái tháo đường dẫn tới cắt bỏ chân và gây tử vong cao, bệnh gan nhiễm mỡ, nhiễm trùng trên da, một số trường hợp có thể trầm cảm và sa sút trí tuệ.
          Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên tất cả các cơ quan trong cơ thể

2. Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào cho hiệu quả?

Cách tốt nhất đó là có một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với vận động và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết, cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế độ ăn tăng cường protein và giảm tinh bột, giảm đường

Người có nguy cơ tiểu đường nên bổ sung thêm protein vào khẩu phần ăn của mình. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể, đặc biệt là whey protein còn giúp kích thích tế bào tuyến tụy tiết ra insulin, góp phần làm giảm lượng đường huyết sau ăn. 

Điều quan trọng không kém tiếp theo là cần hạn chế lượng tinh bột và đường (carbohydrate) nạp vào. Khi ăn tinh bột tinh chế và đường như gạo trắng, bánh mì trắng, bánh ngọt, nước ngọt,… thì cơ thể sẽ chuyển hóa chúng thành những phân tử đường nhỏ hơn và hấp thu vào máu. Khi này đường huyết tăng cao và tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Ở những người có nguy cơ mắc tiểu đường hoặc đang bị tiền đái tháo đường, cơ thể kháng insulin. Do đó, nếu những đối tượng này vẫn tiếp tục ăn chế độ nhiều tinh bột thì lượng glucose và insulin trong máu đều tăng cao, dẫn đến đái tháo đường.

Do vậy để phòng ngừa bệnh tiểu đường, nên lựa chọn thực phẩm có tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám, lúa mạch,…cho chế độ ăn hàng ngày.

Bổ sung nhiều chất xơ để phòng ngừa bệnh tiểu đường

Chất xơ tác động lên chuyển hóa glucose và lipid, do đó giúp giảm lượng đường huyết sau khi ăn và giảm hàm lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể. Đặc biệt là chất xơ hòa tan (FOS) giúp giảm đáng kể LDL-cholesterol – 1 loại cholesterol xấu là thủ phạm chính gây ra các biến chứng tim mạch. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng y học, mỗi ngày người trưởng thành cần ăn 15g chất xơ. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể kể đến như các loại rau củ (bông cải xanh, cà rốt, các loại đậu), hoa quả ít đường (bơ, chuối, táo, dâu tây…).

         Chất xơ giảm hấp thụ carb và lipid, giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường và biến chứng

Sử dụng chất béo thực vật

Lựa chọn chất béo tốt trong bữa ăn hàng ngày như chất béo có nguồn gốc thực vật, chất béo không bão hòa sẽ giúp tăng độ nhạy của insulin và giảm lượng glucose trong máu. Một số nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung 5% chất béo không bão hòa (có trong dầu oliu, hạt hạnh nhân, đậu phộng,..) thay vì chất béo bão hòa (có trong mỡ động vật, bơ, phô mai, kem,…) giúp giảm 22% tỉ lệ mắc đái tháo đường type 2 và 6,8% các biến chứng tim mạch.

Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày

Việc chia khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp tránh ăn quá nhiều cùng một lúc gây tăng đường huyết lúc no và hạ đường huyết lúc đói. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, việc chia thành nhiều bữa (5 – 6 bữa) trong ngày còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, góp phần kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Hạn chế thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chứa một lượng lớn tinh bộtcarb tinh chế, muối và chất béo bão hòa. Sử dụng nhiều đồ ăn nhanh sẽ gây tăng nguy cơ bệnh tiểu đường cũng như các bệnh tim mạch, béo phì, bệnh trên gan, thận,… Một nghiên cứu của các nhà khoa học Minnesota (Mỹ) trên 3000 người ở độ tuổi 18 đến 30 đã cho thấy khi ăn đồ ăn nhanh hơn 2 lần/ tuần làm tăng gấp đôi tỉ lệ kháng insulin so với nhóm ăn ít hơn 1 lần/tuần. Do vậy loại dần thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và thay bằng các loại hạt dinh dưỡng, thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn hàng ngày.

Tăng cường rèn luyện và hoạt động thể thao

Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, và không ít hơn 5 ngày/ tuần. Có thể lựa chọn việc đi bộ, tập yoga, chơi các môn thể thao khác phù hợp với sở thích cá nhân. Việc vận động thường xuyên sẽ làm  tăng độ nhạy của insulin, giảm cân nặng, từ đó giúp việc kiểm soát glucose máu hiệu quả hơn ở cả người bình thường và những người bị tiền tiểu đường, ngăn chặn nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường trong tương lai.

Kiểm tra đường huyết định kỳ

Kiểm tra đường huyết thường xuyên và giữ cho lượng đường huyết trong máu luôn duy trì trong khoảng 5,6 – 7,8 mmol/l. Việc theo dõi chỉ số đường huyết sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc tiền đái tháo đường, từ đó có cách giải quyết phù hợp và hiệu quả hơn.

 

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên giúp phát hiện bệnh tiểu đường từ giai đoạn sớm

Hãy luôn nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe để có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Theo dõi Suppro.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm