Tiền đái tháo đường: Nhận biết sớm để phòng tránh hiệu quả

08/03/2023
52 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Người được chẩn đoán tiền đái tháo đường rất dễ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, tiền đái tháo đường thường không có những dấu hiệu rõ ràng nên khó phát hiện. Vậy làm sao để nhận biết sớm và phòng tránh hiệu quả tình trạng này, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thế nào là tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường) được coi là một dạng rối loạn dung nạp glucose, khiến lượng đường glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng không đạt ngưỡng để được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường tuýp 2. Lượng glucose trong máu khi đói (nhịn ăn từ 8 giờ trở lên) bình thường là 70 – 100mg/dL. Còn ở người tiền tiểu đường, chỉ số này sẽ ở trong mức 100 – 125 mg/dL.

Nguyên nhân gây ra tiền đái tháo đường liên quan đến sự đề kháng insulin của cơ thể hoặc do rối loạn quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này khiến glucose bị tích tụ trong máu, hậu quả là nồng độ đường huyết tăng cao.

Tiền đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh đái tháo đường (trên 70% những người bị tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2) và bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng lên các cơ quan trong cơ thể như bệnh tim mạch, suy thận, đột quỵ…. Do vậy việc nhận biết và điều trị sớm tiền đái tháo đường rất quan trọng và cần được quan tâm.

 Tiền đái tháo đường có nguy cơ rất cao chuyển sang tiểu đường trong thời gian ngắn

2. Dấu hiệu nhận biết khi có nguy cơ tiền đái tháo đường

Trong một số trường hợp người bị tiền đái tháo đường sẽ có các triệu chứng như: mệt mỏi, nhìn mờ, hay cảm thấy khát hoặc đói, đi tiểu thường xuyên, chậm lành các vết thương hoặc vết bầm tím. Đặc biệt người bệnh có thể có những vùng da bị tối màu hơn như ở vùng quanh cổ, nách, đầu gối, khuỷu tay/chân…

Tuy nhiên các dấu hiệu trên hầu như không rõ ràng, do vậy một người khó có thể biết mình bị tiền đái đường hay không nếu chỉ dựa vào các triệu chứng bên ngoài. Cách chính xác nhất đó là thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán tiền đái tháo đường gồm: xét nghiệm HbA1c, xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG) hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.

  • Xét nghiệm HbA1c: Xét nghiệm này phản ánh mức đường huyết trung bình của cơ thể trong khoảng 3 tháng. Xét nghiệm HbA1c sẽ đo tỷ lệ của hemoglobin- 1 loại huyết sắc tố của tế bào hồng cầu gắn với đường. Chỉ số HbA1c càng cao chứng tỏ việc kiểm soát lượng glucose của cơ thể càng kém và dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thang giá trị HbA1c dưới đây sẽ giúp bác sĩ kết luận được người bệnh có nguy cơ bị tiền đái tháo đường hay không.
  • Bình thường: HbA1c dưới 5.7%
  • Tiền đái tháo đường: HbA1c từ 5,7% đến 6,4%
  • Đái tháo đường tuýp 2: HbA1c từ 6.5% trở lên
  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói – FPG (thường thực hiện sau khi nhịn ăn qua đêm, thời gian nhịn ít nhất là 8h). Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả FPG (mg/dL)
Kết luận bình thường Dưới 100
Kết luận tiền đái tháo đường 100-125
Kết luận đái tháo đường Trên 125
  • Xét nghiệm dung nạp glucose- OGTT: xét nghiệm này cần máu được lấy vào buổi sáng khi chưa ăn uống bất kỳ thứ gì (nhịn ăn qua đêm từ 8-10h), tiếp đó lấy máu xét nghiệm khi uống 75g glucose sau 2 giờ. Kết quả xét nghiệm như sau:
Kết quả Mức OGTT (mg/dL)
Kết quả OGTT bình thường Dưới 140
Kết quả tiền đái tháo đường 140-199
Kết quả đái tháo đường Trên 199

Việc thực hiện các xét nghiệm trên để chẩn đoán sớm tiền đái tháo đường nên được thực hiện từ độ 30- 45 trở lên. Việc kiểm tra sớm và thường xuyên hơn cần được chỉ định ở những đối tượng có nguy cơ cao sau:

  • Gia đình từng có người thân bị đái tháo đường (cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột)
  • Bản thân có tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Thừa cân hoặc béo phì (chỉ số BMI > 25)
  • Người bị cao huyết áp
  • Người bị rối loạn lipid máu hoặc đang bị bệnh mỡ máu cao
             Xét nghiệm các chỉ số đường huyết giúp chẩn đoán chính xác nguy cơ tiền ĐTĐ

3. Phòng ngừa và điều trị cho người tiền đái tháo đường

Người tiền đái tháo đường nên duy trì cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực suốt quá trình điều trị. Đây là cốt lõi để ngăn chặn tình trạng tiến triển đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các biến chứng liên quan. 

Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống lành mạnh

  • Giảm đường bột và chất ngọt, tăng cường chất đạm từ thịt nạc, cá, rau xanh.
  • Ưu tiên bổ sung nguồn glucid từ những loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, ngô…
  • Hạn chế thức ăn giàu chất béo no như mỡ động vật, bơ, phô mai và tăng cường bổ sung các chất béo thực vật dễ hấp thu như MUFA, PUFA, MCT
  • Tăng cường nhóm chất xơ có trong rau củ và hoa quả 
  • Hạn chế tối đa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, hoa quả sấy,…
  • Tránh những chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…

Tập thể thao và rèn luyện thể lực thường xuyên

Người tiền đái tháo đường cần duy trì hoạt động thể lực với mục đích tiêu hao khoảng 700 kcal/ tuần, tương đương với 150 phút đi bộ mỗi tuần. Như vậy người bệnh cần duy trì đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày và không nghỉ quá 2 ngày trong một tuần. Ngoài ra có người tiền tiểu đường có thể kết hợp đa dạng các hoạt động khác như đạp xe, tập aerobic, tập yoga… cho phù hợp với từng cá nhân.. 

Tập luyện thường xuyên sẽ khiến cơ thể tăng độ nhạy với insulin, từ đó giúp kiểm soát glucose máu, ngoài ra còn giúp cải thiện các chỉ số lipid máu, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giảm cân, tăng sức bền và làm chậm quá trình tiến triển đến bệnh đái tháo đường.

Điều trị bằng thuốc

Metformin là nhóm thuốc đầu tay được chỉ định trong điều trị tiền đái tháo đường. Nếu người tiền đái tháo đường sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn và tập luyện mà không giảm được chỉ số HbA1c dưới 5.7%, hoặc những lần theo dõi sau đó ghi nhận lượng glucose huyết tăng dần thì sẽ cần sử dụng Metformin.

Trong một số trường hợp sau đây bác sĩ sẽ chỉ định ngay Metformin khi chẩn đoán tiền đái tháo đường:

  • Người trên 60 tuổi hoặc phụ nữ có tiền sử đái tháo đườngDTD thai kỳ
  • Người có chỉ số khối cơ thể BMI trên 25kg/m2
  • Có cả rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose
  • Có các nguy cơ khác: 1 trong các yếu tố (HbA1c >6%, HDL thấp (<0,9 mmol/L), triglyceride cao (>2,52 mmol/L), tiền sử gia đình đời thứ nhất ĐTĐ).

Suppro Cerna – cung cấp một giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người đang bị tiền đái tháo đường. Tỉ lệ Protein : Lipid : Glucid là 2,5 : 2,5 : 5 lý tưởng trong Suppro Cerna, trong đó thành phần chứa hàm lượng đạm Whey, chất béo không no MUFA, PUFA, MCT tốt cho tim mạch và hệ bột đường tiên tiến với chỉ số GI thấp, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho người tiền đái tháo đường mà không làm tăng lượng glucose sau ăn. 

Trong Suppro Cerna còn chứa Đông trùng hạ thảo có cơ chế bắt chước hoạt động của Insulin, sẽ giữ cho hàm lượng đường trong máu luôn cân bằng. Sản phẩm còn kết hợp với nhóm Sulfo+, curcumin có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường miễn dịch. Do đó, Suppro Cerna không chỉ giúp cho người tiền đái tháo đường cải thiện các triệu chứng bệnh, mà quan trọng hơn hết giúp ngăn ngừa tiến triển thành đái tháo đường – căn bệnh vốn đang gây rất nhiều gánh nặng cho bệnh nhân và xã hội.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về tiền đái tháo đường sẽ giúp mọi người hiểu rõ và dự phòng căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng hay sản phẩm xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline của nhãn hàng – 1800 646 855 (miễn cước) để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm