Vai trò quan trọng của kẽm với hệ tiêu hóa người cao tuổi

30/01/2023
51 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Nguyên tố vi lượng kẽm tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng lại rất thiết yếu trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, của hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Đặc biệt đối với tiêu hóa ở người già, sự thiếu hụt kẽm sẽ gây ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hãy cùng Suppro theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tác dụng của kẽm với hệ tiêu hóa người cao tuổi cũng như làm thế nào để bổ sung kẽm đúng cách nhé!

1. Kẽm có vai trò gì với sức khỏe

Trong cơ thể, kẽm chiếm một lượng nhỏ chỉ 2-3 gam, tập trung chủ yếu trong cơ, xương và các cơ quan khác như gan, thận, não, da,… Kẽm là tác nhân quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, nhân đôi ADN cũng như tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể. Do đó kẽm giúp tăng phân chia và tăng trưởng tế bào, cần thiết cho mọi chức năng và hoạt động sống của cơ thể.

Kẽm còn giúp bảo vệ và  hỗ trợ vị giác cũng như khứu giác. Thiếu kẽm dẫn đến rối loạn chuyển hóa của các tế bào vị giác, làm mất cảm giác ngon miệng. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở người cao tuổi vì sẽ gây tình trạng chán ăn, nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu chất và suy kiệt sức khỏe.

Bên cạnh đó, kẽm còn có vai thiết yếu giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh, cũng như giúp vết thương mau lành. Do đó, nếu cơ thể thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ làm suy giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ nhiễm trùng và mắc các bệnh thoái hóa liên quan đến tuổi tác ở người cao tuổi.

Kẽm có vai trò quan trọng với mọi hoạt động và chức năng của các cơ quan trong cơ thể

2. Vai trò quan trọng của kẽm với hệ tiêu hóa người cao tuổi

Riêng đối với hệ tiêu hóa của người cao tuổi, kẽm thể hiện vai trò hết sức chuyên biệt:

  • Kẽm kích thích hoạt động của hơn 300 enzyme, bao gồm cả các enzyme tiêu hóa. Kẽm  cũng là chất xúc tác không thể thiếu của hàng loạt các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, do đó giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa ở người già. Điều này là vô cùng quan trọng vì các chức năng tiêu hóa sẽ ngày càng lão hóa theo tuổi tác.
  • Kẽm giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng chán ăn, hấp thu kém ở người lớn tuổi do nguyên nhân tuổi già hoặc do bệnh lý.
  • Kẽm thúc đẩy miễn dịch ở người cao tuổi, giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, từ đó góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường ở đường ruột khi bị tổn thương. Đặc biệt, kẽm có liên quan mật thiết với bệnh tiêu chảy có thể gặp ở người già. Bổ sung kẽm sẽ làm giảm mức độ trầm trọng cũng như thời gian mắc bệnh, giúp cơ thể nhanh hồi phục và tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể thấy, việc bổ sung kẽm cho người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên khi lựa chọn các chế phẩm kẽm trên thị trường, người dùng cần lưu ý nên chọn kẽm hữu cơ thay vì kẽm vô cơ, nguyên nhân do:

  • Kẽm vô cơ có phần gốc muối là gốc sulphat hoặc chloride, có sinh khả dụng thấp do độ hòa tan kém. Hơn nữa khả năng hấp thu của kẽm vô cơ cũng không cao do dễ phản ứng với các ion kim loại có sẵn trong thức ăn, tạo thành phức chelat khó hấp thu. 
  • Thành phần của kẽm hữu cơ là gốc muối kết hợp với acid hữu cơ (như kẽm gluconat hay kẽm lactat). Kẽm hữu cơ có ưu điểm là có độ hòa tan cao, nên khi hấp thu vào cơ thể cũng tạo nên tác dụng hiệu quả lớn hơn. Ngoài ra, kẽm hữu cơ cũng có mùi vị dễ chịu, không bị tanh sít và ít gây kích ứng đường tiêu hóa hơn so với kẽm vô cơ.
Kẽm hữu cơ sẽ cho sinh khả dụng cao hơn kẽm vô cơ

3. Người cao tuổi cần bổ sung kẽm đúng cách như thế nào?

Người lớn tuổi cần bổ sung hàng ngày 11mg kẽm đối với nam và 8mg kẽm đối với nữ. Cách bổ sung phổ biến nhất là tăng cường những thực phẩm giàu kẽm vào trong chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm chứa lượng kẽm cao và tốt cho sức khỏe có thể kể đến đó là ngũ cốc nguyên hạt, các loại cây họ đậu, thịt đỏ hay hải sản, đặc biệt là những loại hải sản có vỏ như hàu, cua, sò, hến,… 

Tuy nhiên, một số người cao tuổi không ăn được quá nhiều thịt hay dị ứng với hải sản thì việc chỉ bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống chưa phải là phương pháp tối ưu nhất. Người lớn tuổi có thể kết hợp sử dụng các viên uống vitamin tổng hợp có chứa kẽm hoặc bổ sung súp cao năng lượng có chứa kẽm hữu cơ để tăng cường hấp thu đủ lượng kẽm cho cơ thể.

Khi bổ sung kẽm cho người lớn tuổi cần lưu ý một số điểm sau sau:

  • Nên kết hợp dụng kẽm với vitamin C, B6, A hay phospho sẽ giúp tăng khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể. Không nên sử dụng kẽm đồng thời với các loại thuốc, sản phẩm chứa sắt, canxi, magie vì những chất này là giảm hấp thu kẽm tại ruột.
  • Không nên uống kẽm khi đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất người lớn tuổi nên bổ sung kẽm là sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Lượng kẽm nạp vào mỗi ngày không nên quá 40mg (theo khuyến cáo của Bộ Y tế). Kẽm rất quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu thừa kẽm trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc như ớn lạnh, buồn nôn, chuột rút, đau đầu,… 
Kẽm cần được cung cấp thông qua chế độ ăn uống và các chế phẩm bổ sung

Không thể phủ nhận những tác dụng quan trọng của kẽm với cơ thể nói chung và vai trò của kẽm đối với hệ tiêu hóa của người cao tuổi nói riêng. Mong rằng qua bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để giúp người đọc hiểu rõ hơn về công dụng của kẽm cũng như làm thế nào để bổ sung kẽm đúng cách cho bản thân và những người thân xung quanh mình

5/5 - (1 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm