Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị

196 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị có vai trò quan trọng. Thấu hiểu điều này, Suppro sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi và ngăn tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp xạ trị đối với người ung thư.

Tổng quan về phương pháp xạ trị: Mục đích và tác dụng phụ

Phương pháp xạ trị thường được áp dụng phổ biến để điều trị ung thư. Thông qua cách áp dụng bức xạ ion hóa và năng lượng cao như: tia gamma, tia X, hạt beta, hạt nguyên tử, các điện tử giúp triệt tiêu tế bào ung thư.

Hiện nay, xạ trị là phương pháp quan trọng không thể thiếu, được áp dụng kết hợp với cách điều trị khác nhau như hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị,… Từ đó, người ung thư có thể tăng thêm tỷ lệ sống và giảm tái phát bệnh.

Về mục đích điều trị, phương pháp xạ trị có 3 cách thức phóng tia xạ như sau:

  • Điều trị tia xạ triệt căn: triệt tiêu toàn bộ các tế bào ung thư trong vùng chiếu xạ nhằm trị tận gốc bệnh.
  • Điều trị tia xạ tạm thời: giảm sự phát triển khối u khi đã di căn hoặc xâm lấn rộng tại chỗ, nhưng không thể điều trị triệt căn.
  • Điều trị triệu chứng: hỗ trợ giảm các triệu chứng chính của người ung thư giai đoạn cuối như hội chứng chèn ép, cơn đau,…
Phương pháp xạ trị đối với bệnh nhân ung thư

Bên cạnh đó, phụ thuộc vào đặc điểm nơi ung thư khởi phát, thời gian và liều chiếu tia xạ có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau cho bệnh nhân. Thông thường, tác dụng phụ xạ trị sẽ xuất hiện ở tuần điều trị thứ 2 và 3. Đặc biệt phản ứng mạnh nhất ở tuần thứ 4 và 5 trước khi hoàn thành liệu trình. Tuy nhiên, tác dụng phụ vẫn tiếp diễn trong khoảng từ 2-3 tuần sau đó.

Cụ thể, có những tác dụng phụ phổ biến gây ra bởi phương pháp xạ trị như:

  • Giảm cân không chủ đích
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Khó nuốt
  • Viêm loét miệng, khô miệng

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị giúp giảm tác dụng phụ

Tác dụng phụ khi áp dụng điều trị tia xạ là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu áp dụng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị đúng cách sẽ, hỗ trợ quá trình phục hồi và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.

Giảm cân

Người bệnh ung thư trước khi áp dụng xạ trị thường có nguy cơ cao sẽ tiếp tục sụt cân không chủ đích cao hơn. Vì thế, bệnh nhân trước và trong thời gian xạ trị cần bổ sung đủ nguồn năng lượng nhất định.

Theo đó, nhu cầu cung cấp năng lượng với bệnh nhân có thể trạng bình thường là 25-30kcal/kg/ngày (theo khuyến nghị của ESPEN) và 30-35 Kcal/kg/ngày (theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng).

Giảm cân không chủ đích là tình trạng phổ biến với bệnh ung thư điều trị tia xạ

Thêm nữa, chất đạm (protein) cũng đóng vai trò quan trọng cho việc duy trì, phát triển và tổng hợp khối cơ. Theo khuyến nghị, người bệnh ung thư cần bổ sung 1,2-2g protein/kg cân nặng/ngày. Ngoài ra, người ung thư cùng cần nạp khoảng 2g EPA/ngày (một loại axit béo omega-3), giúp phòng chống chứng suy mòn gồm tình trạng giảm cân không chủ đích.

Buồn nôn, nôn 

Đây là tác dụng phụ thường xảy ra khi điều trị bằng tia xạ, với mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào vùng được điều trị. Tình trạng buồn nôn và nôn ảnh hưởng không nhỏ đến dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị. Xuất phát từ việc không cung cấp đủ năng lượng, thiếu hụt các dưỡng chất khi không kịp bù đắp lượng dịch đã mất sau khi nôn.

Những lời khuyên hỗ trợ người bệnh ung thư cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn mửa khi áp dụng xạ trị:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần trong ngày
  • Khuyến khích bệnh nhân ăn chậm nhai kỹ
  • Uống nước giữa các bữa ăn
  • Không ăn món cay nóng, đồ chiên dầu mỡ, đồ ngọt chứa chất béo cao
  • Có thể uống nước hoa quả, thực phẩm dễ tiêu hóa như súp hoặc dạng gelatin
  • Giúp họ thở đều, sâu, thư giãn khi bất chợt buồn nôn. 
  • Nếu bệnh nhân nôn, súc miệng sạch và đợi khoảng 30 phút sau thì ăn lại, cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ để tránh cảm giác buồn nôn.
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị

Tiêu chảy Llà một trong những tác dụng phụ thường gặp khi điều trị tia xạ. Người bệnh đại tiện nhiều hơn bình thường, số lần không kiểm soát khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Nếu tình trạng kéo dài và quá nặng có thể xảy ra rối loạn điện giải. Theo đó, tiêu chảy thường chiếm 80% tác dụng phụ khi phóng tia xạ vào vùng chậu và phổ biến với người ung thư xạ trị vùng bụng.

Về giải pháp khắc phục tình trạng này, ngoài việc bổ sung nước điện giải, có thể cho người bệnh sử dụng thêm men vi sinh hoặc một số sản phẩm bổ sung lợi khuẩn. Ngoài ra, thực phẩm chế biến nên ở dạng lỏng hoặc súp. Đây là những cách giúp giảm nhu động ruột ở đại tràng, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy khi áp dụng xạ trị, tránh sử dụng thuốc cầm đi ngoài một cách không kiểm soát. Nên cho bệnh nhân ung thư dùng men vi sinh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc quá trình điều trị.

Khó nuốt

Với tình trạng khó nuốt sẽ xảy ra nhiều ở bệnh nhân được xạ trị với liều lượng trên 70Gy, hoặc kết hợp chung hóa xạ trị. Tác dụng phụ này thường sẽ giảm dần sau khoảng 3 tháng điều trị, đặc biệt cải thiện dần sau 12 tháng.

Với trường hợp này, nên cho bệnh nhân ăn thực phẩm dễ nuốt, với cách chế biến cắt nhỏ hoặc nghiền để dễ ăn hơn, chẳng hạn như ngũ cốc, trứng trộn sữa, khoai tây nghiền,… Có thể làm mềm và ướt thực phẩm bằng nước dùng, nước sốt hay sữa chua.

Khó nuốt sẽ xuất hiện với người ung thư được áp dụng kết hợp hóa xạ trị

Ưu tiên dùng thức uống mát, cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ với ống hút. Nên dùng thực phẩm mát hoặc để ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ quá cao. Đặc biệt, hãy chọn dùng thực phẩm ở dạng súp, lỏng cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, phòng chống sụt cân và suy mòn. Cùng đó nên lựa chọn các thực phẩm giàu đạm quý chứa BCAA hỗ trợ tăng tổng hợp khối cơ. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Soup Cao Năng Lượng Suppro Gold không chỉ bổ sung năng lượng dồi dào và hàm lượng protein BCAA cao mà còn chứa các hoạt chất sinh học quý từ tự nhiên (Nano Curcumin, nhóm Sulfo+) vừa giúp cải thiện các sức khỏe và các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ở người bệnh.

Viêm loét miệng, khô miệng

Ngoài ra, khi xạ trị ở vùng đầu và cổ có thể dẫn đến các tác dụng phụ xảy ra ở miệng, chẳng hạn như:

  • Đau miệng, cảm giác như có vết cắt nhỏ hoặc khối u tại vùng miệng
  • Khô họng và miệng
  • Sâu răng
  • Mất vị giác
  • Thay đổi vị giác, ví dụ khi ăn thịt cảm nhận giống vị kim loại
  • Giảm tiết nước bọt
  • Viêm lợi và lưỡi
  • Thay đổi xương hàm hoặc hạn chế vận động hàm
Tác dụng phụ về vùng miệng khi xạ trị khiến bệnh nhân ung thư khó ăn uống hơn bình thường

Để giúp giảm tác dụng phụ khi gặp các vấn đề về miệng, nên cho bệnh nhân dùng thực phẩm dễ nhai và nuốt. Ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, uống từng ngụm nước nhỏ. Ưu tiên ăn thực phẩm mềm, trơn, ướt, dễ nuốt như trứng, sữa, thức ăn nghiền,… Lưu ý cho người bệnh ăn món ăn ấm hoặc để ở nhiệt độ phòng.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị hợp lý giúp giảm các tác dụng phụ và phục hồi sức khỏe nhanh đối với người bệnh. Nếu áp dụng đúng những cách thức được Suppro tổng hợp trên đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơ thể bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi điều trị xạ trị. Đón đọc thêm các bài viết hữu ích về chăm sóc ung thư được cập nhập thường xuyên trên suppro.com.vn bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SUPPRO CURVEE – BỮA ĂN LÀNH MẠNH CHO VÓC DÁNG

Soup dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Xem sản phẩm

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm