6 cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc hiệu quả tại nhà
Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính mà người bệnh phải sống chung cả đời. Nhưng nếu kiểm soát tốt được đường huyết, thì người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và có tuổi thọ như bình thường. Việc kiểm soát đường huyết không dùng thuốc có lợi không chỉ với người mới mắc tiểu đường, mà còn hạn chế việc lệ thuộc vào thuốc ở người bệnh lâu năm. Hãy cùng chuyên gia của Suppro chỉ ra 6 cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc hiệu quả, có thể áp dụng tại nhà ngay sau đây nhé.
Mục lục
1. Vì sao cần phải kiểm soát đường huyết?
Bệnh đái tháo đường được phân loại thành 4 thể bệnh, đó là đái tháo đường tuýp I, tuýp II, đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường thứ phát. Tuy mỗi thể có cách điều trị khác nhau, nhưng mục tiêu chung vẫn là cần kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Việc này nhằm giúp ổn định sức khỏe cho người bệnh, ngăn sự rối loạn chuyển hóa thêm trầm trọng. Từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan trong cơ thể.
Các biến chứng của đái tháo đường nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể kể đến như sau:
- Biến chứng cấp tính: thường gây nguy cơ tử vong cao như biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hạ glucose máu (đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân hạ glucose máu đột ngột trong lúc ngủ, gây ra hội chứng “tử vong trên giường”.
- Biến chứng mạn tính: Các biến chứng mạn tính thường gặp ở trên tim mạch, bao gồm xơ vữa mạch vành gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc động mạch chi dưới. Biến chứng ở mắt có thể gây giảm thị lực, đục thủy tinh thể, chảy máu võng mạc. Biến chứng ở thận rất dễ dẫn đến suy thận mạn tính, thường xuất hiện ở bệnh nhân không kiểm soát đường huyết tốt, đặc biệt ở bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp. Ngoài ra, người đái tháo đường còn có thể gặp tình trạng loét bàn chân đái tháo đường, biến chứng này cũng rất hay gặp và là nguyên nhân dẫn tới cắt cụt, tử vong cao ở người bệnh tiểu đường.
Như vậy việc kiểm soát tốt đường huyết ở người tiểu đường là vấn đề cấp thiết. Điều này giúp người đái tháo đường “sống chung” với bệnh một cách an toàn, không chỉ hạn chế tối đa biến chứng mà còn giúp người bệnh mau khỏi khi ốm bệnh.

2. Chuyên gia hướng dẫn 6 cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc tại nhà
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người đái tháo đường rất dễ tăng cao đường huyết sau bữa ăn, nên chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Vì điều này giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng glucose trong máu. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của người đái tháo đường cần lưu ý:
- Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI>70) như: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, đường kính, bơ, lòng đỏ trứng,… Thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp đến trung bình như: ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch,..), đường maltitol, khoai lang, đậu Hà Lan, đậu lăng, rau và trái cây không chứa tinh bột,…
- Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau xanh và trái cây ít ngọt (trái cây họ cam quýt, ổi,..), Đặc biệt người bệnh ưu tiên chọn chất xơ hòa tan (FOS), như chất xơ hòa tan có trong Suppro Cerna, vừa giúp giảm hấp thu glucose vào máu, vừa có lợi cho hệ đường ruột.
- Hạn chế dùng chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, thay thế bằng chất béo không bão hòa như nhóm chất béo MCT, PUFA, MUFA có nhiều lợi ích trên hệ tim mạch. Nhóm chất béo này có nhiều trong trong dầu thực vật như: dầu olive, dầu đậu nành,…
- Lựa chọn các loại hạt tốt cho sức khỏe như hạt óc chó, hạt điều, macca,… cho bữa ăn nhẹ hoặc ăn vặt, thay vì các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn có nhiều đường như hoa quả sấy, nước ngọt, bánh kẹo,…
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều lần (5-6 lần) trong ngày để tránh việc ăn quá no sau mỗi bữa ăn, mà vẫn đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho người bệnh.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước là cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc đơn giản nhưng hiệu quả không kém. Do một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là đi tiểu nhiều, nên người bệnh có nguy cơ cao mất nước. Điều này có thể dẫn đến tình trạng máu cô đặc, khó đào thải các chất cặn bã và lượng đường thừa trong cơ thể.
Người tiểu đường cần uống nhiều nước hơn người bình thường (trên 1.5- 2 lít/ngày) để bù lại lượng nước bị thiếu, cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra do ứ đọng các chất độc trong cơ thể.
Loại bỏ các thói quen không lành mạnh
Việc hút thuốc lá (kể cả hút thuốc chủ động hay bị động ho hít nhiều khói thuốc) sẽ ức chế tuyến tụy giải phóng insulin và làm bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát. Ngoài hút thuốc lá, việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu hoặc các đồ uống có cồn khác, không chỉ bệnh thêm trầm trọng, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi, gan, thận…
Do đó người tiểu đường cần nói “không” với thuốc lá, bia, rượu để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.
Tăng cường vận động
Tập luyện và rèn luyện thường xuyên giúp tăng độ nhạy của tế bào cơ thể với insulin. Người tiểu đường được khuyến nghị nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và nghỉ không quá 2 ngày/tuần. Với người cao tuổi có thể lựa chọn hình thức đơn giản như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh hoặc những môn thể thao khác tùy theo thể trạng mỗi người.
Vận động hàng ngày còn giúp cân nặng ở trong mức hợp lý, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì rất hay gặp ở người tiểu đường, qua đó giúp giảm các nguy cơ huyết áp cao, mỡ máu. Có thể nói, việc tăng cường vận động, thể thao là biện pháp kiểm soát đường huyết không dùng thuốc rất hữu hiệu, cho cả người mới mắc tiểu đường và người đã mắc tiểu đường lâu năm.
Kiểm soát stress, giảm căng thẳng, lo âu
Cơ thể khi stress sẽ giải phóng hormone adrenaline và cortisol vào máu, làm nhịp thở tăng nhanh. Lúc này máu dồn về các cơ và tứ chi nên không còn khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng, kết hợp với giảm độ nhạy của insulin, dẫn tới lượng đường huyết tăng cao mỗi khi căng thẳng, lo âu.
Stress cũng sẽ khiến người bệnh ăn nhiều hơn và tìm đến thuốc lá, bia rượu để giải tỏa. Việc này càng khiến cơ thể không thể kiểm soát đường huyết trong mức an toàn. Do đó người bệnh nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thư giãn, có thể tập thiền, vui chơi giải trí lành mạnh, có lối sống lạc quan, tích cực để cảm xúc luôn ổn định, cân bằng.

Tự theo dõi đường huyết tại nhà
Biện pháp kiểm soát đường huyết không dùng thuốc không thể thiếu tiếp theo, đó là người bệnh cần tự theo dõi đường huyết định kỳ tại nhà. Việc nắm rõ các chỉ số đường huyết của bản thân, giúp bệnh nhân biết khi nào lượng glucose máu tăng quá cao hoặc xuống quá thấp để cân bằng, điều chỉnh lại trong chế độ dinh dưỡng, lối sống, hoặc cần phải đi gặp bác sĩ khi cần thiết.
Hy vọng rằng bài viết trên của Suppro sẽ giúp cho người bệnh đái tháo đường có thêm kiến thức về những cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc đơn giản, hiệu quả. Các cách này hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và cuộc sống tốt hơn.