Ăn gì giúp hạn chế biến chứng sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau phẫu thuật rất dễ xảy ra biến chứng, không chỉ tại vùng cơ quan phẫu thuật mà thậm chí trên toàn cơ thể. Các biến chứng sau phẫu thuật có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được chăm sóc đúng cách. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những biến chứng người sau phẫu thuật có thể gặp và chế độ dinh dưỡng khoa học nên áp dụng để hạn chế các biến chứng.
Mục lục
1. Người sau phẫu thuật có thể gặp những biến chứng gì?
Sốt hậu phẫu
Nguyên nhân gây sốt hậu phẫu thường là do phản ứng viêm hoặc tăng đáp ứng chuyển hóa tại vết thương sau phẫu thuật. Các nguyên nhân khác có thể kể đến bao gồm nhiễm khuẩn huyết, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm phổi, xẹp phổi. Trong đó xẹp phổi là nguyên nhân gây sốt phổ biến trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Lúc này người bệnh cần chụp X-quang ngực và tiến hành vật lý trị liệu hô hấp, nội soi phế quản nếu cần thiết.
Nhiễm trùng vết mổ
Vết mổ nếu không được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là trong 30 ngày hậu phẫu thì sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng. Người bệnh có thể gặp tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau và chảy dịch viêm. Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật là hậu quả không mong muốn nhất, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh sau phẫu thuật.
Nếu không được can thiệp kịp thời, biến chứng nhiễm trùng vết mổ sẽ gây hậu quả nặng nề, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị cho người bệnh.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng hậu quả nghiêm trọng nên cần quan tâm. Đây là tình trạng cục máu đông hình thành sâu trong tĩnh mạch và thường nằm ở chân, gây tắc nghẽn dòng máu trở về tim, làm hỏng các van một chiều trong tĩnh mạch. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu do phẫu thuật làm tăng tính đông máu và người bệnh sau phẫu thuật cần phải nằm yên trong một chỗ nhiều ngày.
Bí tiểu và táo bón
Đây cũng là biến chứng sau phẫu thuật thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tác dụng phụ của các thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc kháng cholinergic hoặc do người bệnh uống ít nước và nằm bất động nhiều ngày.
Mất khối cơ
Biến chứng mất khối cơ, mất sự vận động linh hoạt của các cơ xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân nằm liệt giường dài ngày. Tỉ lệ mất khối cơ sau phẫu thuật sẽ tăng dần theo độ tuổi. Tỉ lệ mất khối cơ thường là khoảng 1% khối lượng cơ/ngày với người trẻ tuổi và 5%/ngày với người cao tuổi do sự suy giảm của hormone tăng trưởng.

2. Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn biến chứng sau phẫu thuật
Để một ca phẫu thuật thành công, người bệnh cần được chăm sóc tốt cả trước và sau khi phẫu thuật. Trong đó dinh dưỡng đóng một vai trò cực kỳ thiết yếu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý trước khi phẫu thuật giúp người bệnh có sức chống đỡ trong ca phẫu thuật. Còn sau khi phẫu thuật, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.
Sau đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng, ăn uống mà người bệnh sau phẫu thuật có thể tham khảo:
Chế độ dinh dưỡng giàu protein
Chế độ ăn giàu protein là điểm quan trọng nhất vì cơ thể sẽ mất nhiều protein do chảy máu trong phẫu thuật, hoặc do biến chứng vết thương nhiễm trùng. Protein giúp tái tạo tế bào và các mô bị chấn thương, tạo thành các mô liên kết để làm đầy phần da vết thương hở. Do đó bổ sung những thực phẩm giàu protein sẽ giúp vết thương chóng lành, hạn chế biến chứng nhiễm trùng vết mổ cũng như biến chứng mất cơ, kém vận động sau phẫu thuật.
Các thực phẩm giàu protein người sau phẫu thuật nên ăn bao gồm protein nạc có trong thịt heo, cá ngừ, cá hồi, các loại đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu phộng, các chế phẩm từ trứng và sữa. Một số các dạng chế phẩm giàu đạm người sau phẫu thuật nên bổ sung tiêu biểu như đạm whey, đạm đậu nành…
Protein tuy có nhiều trong hải sản và các loại thịt đỏ nhưng không được khuyến khích sử dụng cho người sau phẫu thuật do có thể gây nguy cơ sẹo lồi, kích ứng đối với người có tiền sử bị dị ứng hải sản. Còn thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón nếu sử dụng nhiều.

Chế độ dinh dưỡng nhiều năng lượng
Người sau phẫu thuật cần nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường từ 10-50%, thậm chí tăng lên đến 100%. Điều này càng cần thiết trong giai đoạn phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật để giúp tăng nhanh thể trọng và giúp vết mổ nhanh về trạng thái bình thường. Cơ thể phục hồi nhanh sẽ hạn chế tình trạng nằm bất động một chỗ kéo dài có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc mất cơ.
Với người bệnh sau phẫu thuật, năng lượng calo nạp vào mỗi ngày có thể lên tới 2.500 – 3.000 kcal. Các thực phẩm giàu năng lượng tốt cho người bệnh giúp ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật có thể kể đến như chuối, cá béo (cá hồi, cá ngừ,…), bơ ít béo, gạo lứt, yến mạch, các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,… Người sau phẫu thuật còn có thể sử dụng thêm các sản phẩm cao năng lượng (chứa 1kcal/1ml) nếu trường hợp chế độ dinh dưỡng hàng ngày và sức ăn chưa đáp ứng đủ.
Chế độ dinh dưỡng giàu glucid
Chế độ ăn nhiều glucid ngoài cung cấp năng lượng còn giúp gan tích trữ nhiều glycogen, đây là chất có tác dụng bảo vệ gan và các cơ quan khác khỏi tác dụng phụ của thuốc mê và các thuốc giảm đau sử dụng trong và sau phẫu thuật.
Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn glucid đến từ ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt, ngô, bánh mì đen…
Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn
Bổ sung nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa hiệu quả biến chứng táo bón sau phẫu thuật. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả, đặc biệt là các loại rau củ có màu đậm như súp lơ, cà rốt, củ dền,… giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm mềm phân. Chất xơ còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, có lợi cho tiêu hóa và giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.
Bổ sung đa dạng vitamin và muối khoáng
Vitamin và muối khoáng khi được bổ sung với lượng thích hợp trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe. Đây là điều kiện quan trọng để giúp hạn chế các biến chứng như sốt hậu phẫu, nhiễm trùng vết mổ.
- Các nhóm vitamin và khoáng chất người sau phẫu thuật cần ưu tiên lựa chọn như vitamin A,E có nhiều trong cà rốt, cà chua.
- Vitamin C, B, PP có nhiều trong trái cây họ cam quýt,
- Kẽm, đồng có nhiều trong hàu, bông cải xanh, lòng đỏ trứng gà, đậu hà lan.
3. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Một số điều người nhà cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Điều này giúp tránh vết mổ phục hồi chậm cũng như phù hợp với từng giai đoạn phục hồi của người bệnh.
- Việc nuôi dưỡng bằng truyền tĩnh mạch trong những ngày đầu là cần thiết, trong trường hợp bệnh nhân không tự ăn được. Tuy nhiên cần phải sớm cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng để người bệnh sớm hồi phục theo sinh lý bình thường và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
- Trong những ngày đầu nên cho người bệnh ăn chế độ ăn lỏng, đồ ăn cần được cắt nhỏ và nấu mềm để cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa.
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa), dừng ăn khi thấy no, tránh không ăn quá nhiều cùng một lúc để người sau phẫu thuật không cảm thấy khó tiêu.
- Ăn tăng dần lượng protein, glucid và protein.
Trong giai đoạn sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn và chán ăn. Người nhà cần động viên để bệnh nhân cố gắng ăn để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe và hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu cần biết thêm về chế độ dinh dưỡng và giải pháp phục hồi nhanh cho người sau phẫu thuật xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí của Suppro: 1800.64.68.55