Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn trứng không?

29/12/2022
39 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn trứng không? Là một câu hỏi phổ biến mà nhiều bệnh nhân ung thư đặt ra. Do đây là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, chế biến dễ dàng, giá thành rẻ mà lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn cùng theo chân Suppro tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé.

Lợi ích của việc ăn trứng 

Vài thập kỷ trước đây, có những quan điểm sai lầm cho rằng trứng có hàm lượng cholesterol cao nên được coi là thực phẩm có hại. Nhiều người đã hầu như xa lánh và không cho trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày. Sau đó vào năm 2000, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã sửa đổi và đưa ra hướng dẫn với chế độ cho người lớn khỏe mạnh. Các hướng dẫn cho phép người trưởng thành có thể ăn một quả trứng mỗi ngày với giới hạn tổng cholesterol hàng ngày là 300mg. Một quả trứng chứa 213mg cholesterol, chỉ chiếm 2/3 giới hạn hàng ngày được khuyến cáo. 

Dinh dưỡng trong trứng

Trứng không những là thực phẩm quen thuộc, gần gũi trong đời sống hàng ngày mà chúng còn chứa giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong trứng chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như: protein, glucid, lipid, vitamin – chất khoáng, hormone và các loại men. Các thành phần dinh dưỡng này khá cân đối và toàn diện. Trong trứng có protein là nguồn cung cấp các loại acid amine thiết yếu như: tryptophan, cysteine, methionine, arginine. Đặc biệt trong trứng gà có lecithin có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. 

Trứng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng và phong phú

Với những thành phần dinh dưỡng đa dạng và cân đối như vậy, trứng được biết đến với những lợi ích tuyệt vời, đáng kể đến như:11Tăng 1. HDL – Cholesterol

Người có lượng HDL – Cholesterol cao thường có ít nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác.  Nghiên cứu đã cho thấy, khi ăn hai quả trứng mỗi ngày trong 6 tuần liên tục có thể làm tăng HDL lên 10%.  Do vậy, đây cũng là một cách dễ dàng để tăng lượng HDL.

2. Cung cấp Cholin.

Cholin là thành phần dinh dưỡng quan trọong, không thể thiếu đối với cơ thể. Đây là nguyên liệu giúp cấu thành màng tế bào và có vai trò tạo ra phân tử dẫn truyền các tín hiệu thần kinh trong não và các chức năng khác. Thiếu cholin rất nguy hiểm, sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng với sức khỏe.

3. Có lợi cho sức khỏe của mắt

Trong lòng đỏ trứng có chứa lượng lớn chất Lutein và Zeaxanthin. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi tiêu thụ đủ lượng chất này có thể làm giảm 20% nguy cơ bệnh đục thủy tinh thể và giảm 40% thoái hóa điểm vàng ở võng mạc, đây là hai rối loạn ở mắt rất phổ biến. Ngoài ra, trong trứng cũng có nhiều vitamin A, giúp tăng cường thị giác.

4. Cung cấp lượng protein đầy đủ, chất lượng cao. 

Protein là thành phần chính tạo hình cơ thể và acid amin là nguyên liệu chính để tổng hợp protein. Trứng là nguồn cung cấp acid amin tuyệt vời với đầy đủ các thành phần thiết yếu theo các tỷ lệ phù hợp. Từ đó giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể và duy trì chức năng các mô cơ quan. 

Lợi ích của trứng với bệnh nhân ung thư

Vậy bệnh nhân ung thư có nên ăn trứng không? Câu trả lời là “Có” với lượng “Vừa đủ” và ăn “Đúng cách”. Không chỉ với người khỏe mạnh mà đối với người bệnh mắc ung thư thì trứng cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Trứng là nguồn cung cấp protein đầy đủ – chất cơ bản giúp cơ thể người bệnh ung thư làm lành vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, sau điều trị hóa chất và xạ trị. Đồng thời cũng là nguyên liệu giúp hồi phục lại khối nạc, khối cơ đã mất đi do tăng dị hóa của cơ thể.

Ngoài ra, trứng cũng giúp tăng khả năng ăn ngon miệng khi người bệnh ung thư luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Từ đó giúp nâng cao thể trạng, phòng suy dinh dưỡng cho người bệnh ung thư rất tốt. 

Mặc dù, trứng là loại thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân ung thư, nhưng không phải ở dạng chế biến nào cũng tốt. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng trứng ở dạng trứng luộc, trứng chần, ốp lết chín kỹ, trứng tráng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ung thư ăn trứng chưa chín kỹ, trứng sống.

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng 2 quả trứng mỗi ngày, không nên sử dụng quá 2 lần/ tuần. Đối với loại trứng bách thảo, trứng muối chỉ nên dùng 1 quả/lần. 

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

Bản thân bệnh ung thư và các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị gây ảnh hưởng lớn đến vị giác, khứu giác của người bệnh, làm tổn thương hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, trong quá trình bị bệnh, cơ thể cũng tiết ra 1 số loại hormone làm cho bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Do đó, để giảm các triệu chứng này, bệnh nhân ung thư nên:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, răng miệng sạch sẽ. 
  • Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để dễ dàng cho việc hấp thu. Bệnh nhân nên ăn các thức ăn ưa thích và không nên ăn nhiều thịt đỏ, chất phụ gia, các loại gia vị, chất bảo quản thực phẩm trong món ăn…
Bệnh nhân ung thư không nên bổ sung quá nhiều thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Hóa trị liệu: thường gây cảm giác chán ăn, nôn, buồn nôn. Để giảm tình trạng này bệnh nhân nên uống đủ nước khoảng > 2 lít/ ngày, uống ngay cả khi không thấy khát. Tránh ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, nên ăn thức ăn được chế biến dưới dạng mềm, xay nhỏ, cháo súp, chia nhỏ bữa, không nên ăn quá no trong cùng một lúc. 
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ: làm giảm tiết nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng, dễ bị viêm nhiễm, khó nhai nuốt, đau… do vậy, bệnh nhân lại càng chán ăn, không muốn ăn. Để giảm tình trạng này cần lưu ý: uống nhiều nước trong ngày, ngay cả khi không khát, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây; vệ sinh răng miệng thường xuyên, nên đi khám răng miệng đặc biệt trước khi xạ trị; không ăn các đồ cay, nóng hay quá lạnh, các thức ăn cứng, khó nuốt; hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn…; nên chế biến thức ăn mềm, có nhiều nước, nhai kẹo cao su và ăn thêm trái cây chua để tăng tiết nước bọt. 
  • Ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm bao gồm: Đạm – bột đường– chất béo – các vitamin và khoáng chất. Duy trì chế độ ăn nhiều cá, rau, củ, quả, ít thịt, kết hợp với chế độ vận động, tập thể dục thể thao hợp lý góp phần cải thiện bệnh.
  • Không nên kiêng khem quá mức vì sẽ khiến khối u phát triển nhanh hơn, người bệnh sẽ rất dễ bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Nên ăn một cách khoa học: đúng, đủ và phù hợp.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “Bệnh nhân ung thư có nên kiêng ăn trứng không?” và “Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư” được Suppro tổng hợp. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có cho mình thêm những kiến thức hữu ích. Cuộc chiến với bệnh ung thư là một cuộc chiến dài hơi, hãy trang bị cho mình một sức khỏe thật tốt để đủ sức mạnh bước tiếp trên con đường đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Có thể bạn quan tâm: ,

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm