Chế độ ăn cho người tiểu đường

204 lượt xem
4.9/5 - (7 bình chọn)

Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose, đây là tình trạng chỉ số đường huyết trong cơ thể của người bệnh cao hơn mức bình thường. Chính vì vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Và để biết chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào là phù hợp thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường, để duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn thì người bệnh đặc biệt phải tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống như sau:

  • Nên chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế tình trạng bị thay đổi đường huyết một cách đột ngột, đặc biệt là đối với người bệnh đang phải sử dụng thuốc hạ đường huyết.
  • Bổ sung chất dưỡng chất phù hợp với lứa tuổi cũng như tình trạng bệnh.
  • Rèn luyện thói quen ăn uống theo giờ giấc, ăn uống điều độ, tránh để bị quá đói hay quá no.
  • Không thay đổi thành phần dinh dưỡng cũng như lượng thức ăn giữa các bữa quá nhanh và quá nhiều bởi vì thay đổi đột ngột như vậy sẽ khiến cơ thể bệnh nhân chưa kịp thích nghi dẫn đến tăng lượng đường huyết đột ngột.
  • Người bệnh bị đái tháo đường nên duy trì cân nặng ở mức ổn định, nếu như đang trong tình trạng bị thừa cân thì có thể áp dụng biện pháp giảm cân thông qua hoạt động thể lực và ăn kiêng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Vận động sau khi ăn và tăng cường hoạt động thể chất: Việc vận động nhẹ nhàng sau khi ăn giúp ngăn ngừa tình trạng tăng nhanh chóng đường trong máu. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên cũng có tác dụng giúp chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn gì?

Trong phác đồ điều trị của bệnh nhân tiểu đường thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và dưới đây là những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung:

1. Thực phẩm cung cấp tinh bột

Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh nhân tiểu đường nên cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì nhận định này hoàn toàn là một sai lầm. Bởi vì tinh bột đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Người bệnh tiểu đường vẫn cần phải ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất đó là: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nhóm chất tinh bột cần ăn hạn chế hơn và chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ nhất định trong bữa ăn. 

Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn bổ sung các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp chẳng hạn như: khoai lang, củ từ, gạo lứt, ngô, ngũ cốc nguyên cám,… Nếu như trong bữa ăn có thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì nên kết hợp chung với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

                       Tăng cường bổ sung chất cơ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Tăng cường bổ sung chất cơ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Việc bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ cũng có tác dụng giúp cân bằng đường huyết rất tốt. Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như: súp-lơ, rau cải thìa, cải xoăn, rau mùi, rau diếp… hay các loại củ quả giàu chất xơ như củ cà rốt, củ cải đường hay trái bơ,… Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng có thể tăng cường bổ sung thực phẩm bổ sung thực phẩm ở dạng soup dễ tiêu hóa, có chất xơ hòa tan (FOS) như sản phẩm thực phẩm Suppro Bio.

3. Thực phẩm giàu chất béo

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì tỷ lệ năng lượng từ chất béo phù hợp nhất chỉ nên chiếm 25% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn và khuyến cáo là không nên vượt quá 30%. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường được khuyến nghị nên sử dụng thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa (như MUFA,PUFA) bởi vì nó giúp làm giảm cholesterol trong máu. Và đồng thời còn giúp làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ tăng cường hoạt động các mô thần kinh,… 

Những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa mà người bệnh nên tăng cường bổ sung bao gồm: những loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, đậu hà lan, lạc, đậu nành, vừng,… hay một số loại cá như cá thu, cá hồi,…

4. Thực phẩm cung cấp chất đạm

Lượng protein mà khuyến cáo mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung là 0,8g/kg/ngày và năng lượng từ protein nên đạt từ 15% đến 20% tổng năng lượng trong khẩu phần. Dưới đây là nguồn đạm mà người bệnh nên tăng cường bổ sung trong bữa ăn, cụ thể là:

  • Thịt gà ta không da.
  • Một số loại cá béo như cá hồi,…
  • Sữa chua.
  • Các loại đậu.
  • Hạt óc chó.
  • Trứng.
  • Đậu phụ.

5. Uống đủ nước

Mỗi ngày người bệnh nên cung cấp đủ nước, lượng nước cần đạt 40mL/kg cân nặng/ngày.

6. Trái cây

Trong trái cây có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Hàm lượng đường fructose cao có trong một số loại trái cây có công dụng giúp làm chậm sự gia tăng đột ngột lượng đường huyết trong máu. Lý do là những loại quả này có lượng fructose cao nhưng hàm lượng glucose khá thấp nên vẫn được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp. 

Trên tạp chí Y học quốc tế, một nghiên cứu được công bố năm 1993 cho thấy ảnh hưởng của fructose trên một nhóm bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống chứa fructose  chiếm tỉ lệ 20% lượng carbohydrate giúp cải thiện tới 34% tình trạng rối loạn dung nạp đường so với chế độ ăn uống không chứa fructose. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại trái cây hàm lượng đường fructose cao như quả việt quất, bưởi, quả dâu tây hay nho đen bởi vì chúng thường có chứa nhiều vitamin cũng như chất xơ tốt cho tim mạch.

 Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên bổ sung trái cây hàm lượng fructose cao
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại trái cây hàm lượng đường fructose cao

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, nên sử dụng các trái cây tươi thay vì sử dụng các loại nước ép quả bởi vì hoa quả sau khi ép lấy nước sẽ bị mất đi lượng chất xơ và đồng thời làm tăng nồng độ đường huyết của người bệnh. 

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe:

  • Người bệnh nên tránh xa các chất béo chuyển hóa hay chất béo bão hòa như: bơ thực vật, các loại đồ chiên xào có chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, phô-mai, mỡ động vật, dầu cọ,  dầu dừa, bơ ca cao… 
  • Hạn chế sử dụng muối trong quá trình chế biến món ăn: bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên sử dụng dưới 2 gam muối mỗi ngày. Đồng thời nên hạn chế ăn các thực phẩm đóng gói hay được chế biến sẵn như các loại thịt muối hay rau muối vì chúng có chứa hàm lượng muối khá cao
  • Không ăn thực phẩm có chứa đường đơn hay các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (như bánh, kẹo, nước ngọt…)
  • Nên hạn chế uống các loại đồ uống như rượu bia hay đồ uống có chứa nhiều calo và đường. 

Những sai lầm thường gặp trong chế độ ăn cho người tiểu đường mà bạn cần lưu ý

Bên dưới đây là 4 sai lầm thường gặp nhất trong chế độ ăn cho người tiểu đường mà rất nhiều người mắc phải. Cụ thể là:

  • Kiêng tuyệt đối tinh bột hay trái cây ngọt: Như đã trình bày ở trên thì tinh bột hay đường trong những thực phẩm từ tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường không nên cắt bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn uống. 
  • Ăn nhiều thịt đỏ: nhiều người thường có quan niệm sai lầm rằng ăn càng nhiều thịt đỏ thì sẽ càng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng, bởi vì dù ăn thịt đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch tuy nhiên nếu như ăn quá nhiều thì sẽ gây ra tình trạng tăng hàm lượng cholesterol trong máu từ đó dẫn đến nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.

Chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn chất béo: trong cơ thể chất béo đảm nhiệm vai trò dự trữ và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không chỉ có vậy, chất béo còn giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin tan trong dầu. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường không nên loại hoàn toàn chất béo mà nên chuyển sang bổ sung chất béo không bão hòa (như MUFA, PUFA).

Trên đây là các thông tin về chế độ ăn cho người tiểu đường. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp kiến thức giá trị, giúp người bệnh tiểu đường xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đừng quên đón đọc các bài viết được cập nhật thường xuyên trên suppro.com.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích về dinh dưỡng và sức khỏe.

4.9/5 - (7 bình chọn)

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm