Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt nên rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa đặc biệt là rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ. Vậy những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân do đâu dẫn đến những vấn đề này? Liệu có cách khắc phục vấn đề này không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt lại một cách bất thường, điều này dẫn đến những biến đổi không ngừng về vấn đề tiêu hóa thức ăn và là lý do dẫn đến hiện tượng đau bụng ở trẻ.
Có thể thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa không những ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà nó còn cản trở sự phát triển của trẻ cụ thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của trẻ.
Những dấu hiệu của trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có 7 dấu hiệu phổ biến nhất sau đây:
Nôn trớ
Nôn là khi các chất trong dạ dày bị đẩy qua miệng nhờ tác động gắng sức của cơ thể tạo ra. Khi trẻ ăn no, rướn người khiến sữa trào ra khỏi miệng hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột gây ra hoạt động trớ ở trẻ. Trong giai đoạn mấy tháng đầu đời trẻ thường xuất hiện triệu chứng này. Có thể nói đây chỉ là hiện tượng sinh lý tự nhiên và không có gì phải quá lo lắng cả.

Tuy nhiên khi trẻ đã lớn mà biểu hiện này vẫn diễn ra thường xuyên thì có thể đây là một bệnh lý.
Tiêu chảy
Nếu trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần trên 1 ngày thì rất có thể trẻ đã bị mắc tiêu chảy. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ do nhiễm virus đường ruột, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém chất lượng…
Đây là một trong những biểu hiện điển hình ở trẻ. Tình trạng này khi kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước, mất điện giải. Nếu không bù nước, bù điện giải kịp thời thì rất có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Táo bón
Trái ngược với hiện tượng tiêu chảy, táo bón cũng là một trong những triệu chứng của trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Đây là tình trạng trẻ khó đi ngoài, phải mất tới 2-3 ngày trẻ mới có thể đi ngoài được 1 lần. Phân thường khô rắn, cứng, to, đóng khuôn. Khi đi đại tiện, bé thường gặp khó khăn, muốn đi nhưng không thể đi được. Tình trạng táo bón kéo dài là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón đó là do chế độ ăn như: ăn phải nhiều thực phẩm khó tiêu (đồ chiên rán, thức ăn cứng, ăn ít chất xơ,…) bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng có thể khiến trẻ dễ bị táo bón.
Trẻ dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn những trẻ khác khi có những đặc điểm dưới đây: trẻ sinh non, suy giáp, bị nứt hậu môn, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, dùng thuốc kháng sinh nhiều…
Khi bị táo bón trẻ sẽ dễ quấy khóc, điều này ảnh hưởng xấu đến tinh thần của các bà mẹ.
Ợ hơi
Ợ hơi cũng là một trong số những triệu chứng cơ bản của rối loạn tiêu hóa. Bé thường xuyên đánh hơi, thậm chí hôi miệng, bụng căng to là những biểu hiện do ợ hơi mà nên.
Do hệ tiêu hóa kém cùng việc hấp thụ dinh dưỡng kém dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng kém ăn ở trẻ.
Tình trạng chán ăn ở trẻ
Đi ngoài
Đi ngoài phân nát
Khi gặp vấn đề về hệ tiêu hóa dẫn đến việc thức ăn tiêu hóa kém gây nên tình trạng phân nát. Đây là biểu hiệu điển hình của triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Đi ngoài phân sống
Khi hệ tiêu hóa có vấn đề khiến lượng vi khuẩn có hại tăng cao hơn vi khuẩn có lợi dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và đào thải cặn bã bị rối loạn. Đây là lý do khiến trẻ đi ngoài phân sống.
Đau bụng
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng. Đối với những trẻ đã lớn, bé có thể nói cho bố mẹ nghe về tình trạng sức khỏe của mình. Còn đối với những trẻ nhỏ hơn, ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết bằng cách quan sát những dấu hiệu ở trẻ như: trẻ khóc nhiều, chướng bụng, mặt đỏ, chân co lên bụng, tay nắm chặt…
Khó tăng cân
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến hệ tiêu hóa không tiêu hóa và hấp thu đầy đủ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, trẻ sẽ chậm tăng cân cùng với chậm phát triển về thể chất cũng như trí tuệ so với những trẻ bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện dễ khiến trẻ gặp phải những thực phẩm khó tiêu, thực phẩm không đủ an toàn,.. bên cạnh đó lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột còn chưa đủ mạnh để chống được những virus trong thức ăn tấn công gây ra bệnh.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài dẫn đến trẻ gặp vấn đề trong hệ tiêu hóa. Trong quá trình diệt những vi khuẩn gây hại thì vô tình những liều kháng sinh này đã tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng mất cân bằng đối với hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng thuốc kháng sinh gây nê tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Thức ăn không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân tiếp theo gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa đó là ngộ độc thức ăn. Hiện tượng này xảy ra khi trẻ ăn phải thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ,…Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi trẻ bị ngộ độc thức ăn đó là trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn,..
Môi trường sống không đảm bảo
Những vi khuẩn từ môi trường sống xung quanh trẻ xâm nhập vào hệ tiêu hóa của bé và là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn ở đường ruột.
Biến chứng của bệnh khác
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể bị gây ra bởi các bệnh lý trước đó như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột… Để khắc phục điều này thì bố mẹ cần điều trị triệt để những bệnh lý trên cho con.
Rối loạn đường ruột
Để hệ tiêu hóa diễn ra bình thường thì đường ruột của trẻ cần đảm bảo sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Nếu để mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn ở trẻ thì rất dễ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện cụ thể như tiêu chảy, táo bón,… Để cải thiện điều này thì bố mẹ cần phải xây dựng một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho con, bổ sung thêm các sản phẩm giàu chất xơ, những lợi khuẩn hay những sản phẩm dưới dạng soup cho con dễ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Cách khắc phục rối loạn đường ruột ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày cũng như kìm hãm sự phát triển của trẻ. Vì vậy để giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh thì bố mẹ nên điều trị cho bé càng sớm càng tốt bằng cách áp dụng những biện pháp dưới đây:
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Đảm bảo chế độ ăn ở trẻ
Một trong những vấn đề nên được quan tâm hàng đầu đó chính là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn của trẻ. Bố mẹ cần chọn ra những thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, nguồn nước sạch cũng rất quan trọng. Khi chế biến thức ăn cho con, bố mẹ cần sử dụng nguồn nước sạch để chế biến.
Thay đổi chế độ ăn
Sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Bố mẹ nên ưu tiên sử dụng những món ăn mềm như cháo, súp, thịt hầm… sẽ rất tốt cho đường ruột của bé, vừa dễ tiêu lại dễ hấp thu dinh dưỡng.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ sẽ giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn thay vì phải tiêu hóa hết một lượng thức ăn lớn. Để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ phát triển và tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa thì ngoài 3 bữa chính, nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng hoa quả, sữa, sữa chua…
Tăng cường thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa & tăng cường miễn dịch ở trẻ
Bố mẹ nên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại men vi sinh. Ngoài ra, các loại soup ở dạng mềm, dễ tiêu hóa giúp kích thích vị giá, cải thiên hỗ trợ tiêu hóa, . Hiện nay, có sản phẩm Suppro là dạng bột soup cao năng lượng giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để phục hồi sức khỏe và tăng sức đề kháng. Có thể sử dụng Suppro để hỗ trợ các bữa chính hoặc thay thế các bữa ăn phụ trong ngày để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
Cải thiện thể chất của trẻ
Ngoài những lưu ý về chế độ ăn thì bố mẹ cũng nên cho bé vận động và rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng, cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Có thể thấy ảnh hưởng của bé bởi rối loạn tiêu hóa là rất lớn. Vì vậy bố mẹ cần có chú ý theo dõi để kịp thời phát hiện và đưa ra hướng cải thiện sớm nhất cho bé.