Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn và những lưu ý cần nằm lòng
Sau mỗi ca mổ, cơ thể người bệnh thường suy yếu và mệt mỏi. Chính vì điều đó, người thân thường tìm hiểu rằng sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn và cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng? Việc bổ sung đủ dưỡng chất sẽ tránh nguy cơ biến chứng và có thời gian phục hồi nhanh hơn. Thấu hiểu nỗi lo lắng đó, Suppro sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp cho vấn đề này.
Mục lục
Giải đáp: Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn?
Thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng chế độ ăn đặc biệt sau khi phẫu thuật. Trong vài ngày đầu, thực đơn ăn uống chỉ được bổ sung chất lỏng như súp, sữa chua,… Sau đó, người bệnh dần dần chuyển sang thức ăn mềm để dễ nhai hơn.
Khi cơ thể người bệnh đã quen với thực đơn ăn kiêng từ 3-4 tuần sẽ được cho phép dùng các loại thức ăn dạng đặc. Đây là những món quan trọng ở giai đoạn hậu phẫu, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng thức ăn đặc quá sớm sẽ có nguy cơ cao xảy ra tình trạng trật khớp.

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về việc sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn. Suppro đã tổng hợp chi tiết 3 giai đoạn bạn cần nắm để xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn nhất.
- Giai đoạn 1: 2-3 ngày sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên dùng các món ăn dạng lỏng: nước rau củ quả, súp dạng nạc không béo, sản phẩm từ sữa, nước whey,…
- Giai đoạn 2: 3 ngày tiếp theo của giai đoạn 1, bệnh nhân có thể chuyển từ thức ăn dạng lỏng sang thức ăn mềm: rau củ xay nhuyễn hoặc nấu mềm, thịt băm, mì mềm dạng sợi nhỏ, chuối, quả mọng, trứng, bánh mì mềm, bánh bao,…Trong giai đoạn 2, tuyệt đối không ăn rau sống, trái cây tươi (trừ chuối), các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt được chế biến dạng thô hay còn cứng khiến người bệnh khó ăn.
- Giai đoạn 3 – sau 3-4 tuần, người bệnh có thể chuyển dần sang chế độ dinh dưỡng có thức ăn dạng đặc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ khó khăn khi ăn uống trong thời điểm này, nhất là thời gian đầu.

Tư vấn chế độ dinh dưỡng phục hồi sau phẫu thuật
Khi đã biết được sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, việc chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hậu phẫu thuật không phải là điều dễ dàng. Cơ thể người bệnh cần cung cấp đầy đủ đa dạng dưỡng chất để hỗ trợ quá trình phục hồi. Trong phần tiếp theo, Suppro sẽ tư vấn đến bạn những thông tin giúp ích cho sự bình phục của bệnh nhân hậu phẫu.
Nên tiêu thụ bao nhiêu calo mỗi ngày?
Trên thực tế, nhu cầu calo của bệnh nhân lúc này cao hơn bình thường, vì cơ thể họ cần nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng cao là cách thúc đẩy quá trình chữa lành mau chóng. Cụ thể, người vừa trải qua ca mổ sẽ cần tiêu thụ khoảng 30-40 calo/kg.
Nếu nhu cầu năng lượng và protein tổng thể không được đáp ứng, các mô cơ thể như cơ và dây chằng sẽ bắt đầu bị phá vỡ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương và có thể kéo dài thời gian hồi phục của bệnh nhân.
Nên uống bao nhiêu nước là đủ?
Không chỉ chú trọng sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, nên chăm sóc và cho người bệnh uống tối thiểu 8 cốc nước/ngày. Đặc biệt tránh các đồ uống chứa cồn và caffeine. Uống đủ nước là điều cần thiết để cơ thể duy trì hoạt động và tăng thời gian hồi phục. Với mỗi đối tượng, việc bù nước sẽ tùy thuộc vào loại thuốc đang sử dụng hoặc mức độ phẫu thuật như thế nào.

Tránh trường hợp đợi đến khi khát nước mới uống, vì khi đó cơ thể đã “báo động đỏ” và mất nước trầm trọng. Nên chuẩn bị sẵn một chai nước trên bàn và lên kế hoạch uống mỗi ngày, giúp cơ thể luôn giữ trạng thái cân bằng chất lỏng.
Nên ăn những loại thực phẩm nào hỗ trợ chữa lành?
Nên xây dựng bữa ăn cân bằng với nhiều loại thực phẩm đa dạng. Từ đó, cơ thể người bệnh không chỉ hấp thu dưỡng chất phong phú mà còn hỗ trợ chữa lành các mô quan trọng. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh cũng cần cung cấp nhiều canxi và protein hơn trong thời gian này. Cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Dưới đây là 11 chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể người bệnh sẽ cần trước và sau khi phẫu thuật:
Chất dinh dưỡng | Công dụng | Các loại thực phẩm | Liều lượng mỗi ngày |
Protein (chất đạm) | Chữa lành, tái tạo mô | Thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa, phô mai, các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt. | 1-1,5 g/kg/ngày |
Carbohydrate | Cung cấp năng lượng để chữa bệnh và ngăn ngừa phân hủy protein/ cơ bắp | Trái cây, rau, các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống, ngũ cốc | |
Lipid (Chất béo) | Hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đáp ứng miễn dịch, bổ sung năng lượng | Các loại dầu (ô liu, dầu cải, hướng dương), quả hạch, hạt, quả bơ, nước sốt salad, bơ thực vật, quả bơ | |
Canxi | Xây dựng/ duy trì xương và co cơ | Sữa, phô mai, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, củ cải và cải xanh, cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh, hạnh nhân | 1500mg |
Sắt | Hình thành huyết sắc tố và vận chuyển oxy (tốt nhất khi ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C) | Gan, thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, cá, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại đậu, rau lá xanh đậm, trái cây sấy khô | 18mg cho nam
15mg cho nữ |
Kẽm | Giúp chữa lành vết thương, thành phần của enzyme | Thịt, gan, trứng, hàu và hải sản khác | 15mg |
Vitamin A | Giúp chữa lành vết thương và phục hồi làn da | Cà rốt, khoai lang, rau có lá màu vàng hoặc xanh đậm, sữa, phô mai, gan, lòng đỏ trứng | 5000 IU |
Vitamin D | Giúp chữa lành xương và hấp thụ canxi | Sữa tăng cường dưỡng chất, bơ, bơ thực vật, ngũ cốc tăng cường dưỡng chất, gan, cá béo, lòng đỏ trứng | 400-800 IU |
Vitamin E | Đặc tính chống oxy hóa/ chống lại bệnh tật (không dùng chất bổ sung 7-10 trước khi phẫu thuật) | Dầu thực vật (ngô hoặc hướng dương), gan bò, sữa, trứng, bơ, rau lá xanh, ngũ | 30 IU |
Vitamin K | Giúp phản ứng chữa lành vết thương và đông máu | Rau lá xanh, cá béo, gan, dầu thực vật | 80mcg cho nam
65mcg cho nữ |
Vitamin C | Xây dựng mô liên kết, chất dinh dưỡng cần thiết để chữa bệnh | Cam quýt, dâu tây, cà chua, ớt, rau xanh, bắp cải sống, dưa | 60mg |
Tổng hợp 11 chất dinh dưỡng thiết yếu để giải đáp khi chưa biết sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn gì tốt
Những lưu ý đặc biệt dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Chưa dừng ở đó, bên cạnh sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn, thì chăm sóc bệnh nhân cũng cần có những lưu ý quan trọng. Cụ thể như sau:
- Tăng lượng canxi lên 1500mg/ngày, đặc biệt nếu phẫu thuật hoặc chấn thương liên quan đến xương.
- Không bổ sung vitamin E từ 7-10 ngày trước khi phẫu thuật.
- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày khoảng 170-340g/ngày. Tuy nhiên các yếu tố như cân nặng, mức độ hoạt động và hình thức phẫu thuật sẽ tác động đến nhu cầu protein của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin chính xác nhất.
- Tránh giảm cân hay ăn kiêng quá mức sau phẫu thuật để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng phục hồi.
- Thực hiện các bữa ăn cân bằng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Theo đó, bổ sung vitamin C và A, chất kẽm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Khi gặp tình trạng chán ăn từ 1-2 ngày sau phẫu thuật, nên cung cấp thực phẩm hay đồ uống giàu chất dinh dưỡng để bổ sung đủ chất dinh dưỡng và calo cần thiết.

Câu hỏi sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn đã được Suppro trả lời chi tiết qua bài viết mới nhất. Bạn hãy tham khảo và dựa vào các kiến thức trên để áp dụng đúng cách tăng hiệu quả phục hồi cao nhất. Ngoài ra, đừng quên đón đọc thêm loạt bài viết về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe khác được cập nhật thường xuyên trên suppro.com.vn bạn nhé!