Tiểu đường nên ăn cần tây không?
Cần tây – cái tên không còn xa lạ với người dân Việt Nam, là một loại rau củ phổ biến và giàu dinh dưỡng. Cần tây không chỉ mang lại hương vị độc đáo mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy đối với người bệnh tiểu đường nên ăn cần tây không? Hãy cùng Suppro tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
1. Người tiểu đường nên ăn cần tây không?
Đối với người bệnh tiểu đường, việc chọn thực đơn phù hợp là quan trọng để kiểm soát đường huyết. Trước khi trả lời cho câu hỏi “Người tiểu đường nên ăn cần tây hay không”, hãy tìm hiểu về thành phần và tác dụng của loại rau này nhé.
Cần tây là gì
Cần tây có tên Apium graveolens L. là cây thuộc họ Hoa tán. Với hương vị độc đáo và nhiều lợi ích dinh dưỡng, cần tây đã trở thành một phần hữu ích trong chế độ ăn uống của nhiều người. Hơn nữa, cần tây còn được sử dụng trong y học dân gian với những lợi ích tiềm năng cho sức khỏe như thanh nhiệt, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu.
Thành phần của cần tây
Trong cần tây chứa nhiều dinh dưỡng quý báu: vitamin (A,B,C), giàu Vitamin K, chứa nhiều chất xơ, khoáng chất (kali, folate, choline, canxi, mangan, magiê, phốt pho,…), tinh dầu (những Cacbua Tecpen, D – Limonen, Silinen, Sesquitecpen Stinben, Giaiacola, Lacton Sednolit, Anhydrit secdanoic), các acid amin cần thiết,…
Tiểu đường nên ăn cần tây không?
Quay lại với câu hỏi “Tiểu đường nên ăn cần tây không?” Câu trả lời là Có. Bởi cần tây giàu chất xơ, ít calo nên người tiểu đường có thể yên tâm bổ sung cần tây trong chế độ ăn của mình.
2. Cần tây có tác dụng gì cho bệnh tiểu đường?
Cần tây có một số tác dụng có lợi cho người bệnh tiểu đường, bao gồm:
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Trong cần tây có chứa Flavonoid và chất chống oxy hóa như apigenin, luteolin, phenolics và quercetin đóng vai trò quan trọng bảo vệ tế bào beta của tuyến tụy khỏi tổn thương do oxi hóa. Những tế bào này quản lý sản xuất insulin và lượng glucose trong máu.
Apigenin có khả năng ngăn chặn tiến triển của bệnh đái tháo đường, đối phó với các vấn đề như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc và bệnh thần kinh.
Quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh, cải thiện sự hấp thu glucose tại gan và thúc đẩy tiết insulin, giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh đái tháo đường.
Giảm Cholesterol và cải thiện huyết áp
Một nghiên cứu từ Đại học Chicago đã phát hiện rằng cần tây chứa chất phthalide, giúp giảm mức cholesterol xấu tới 7% và hạ huyết áp xuống 14%. Điều này rất tốt cho người bệnh tiểu đường có kèm bệnh lý huyết áp cao.
Kiểm soát cân nặng
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine, việc bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn có thể hỗ trợ quá trình giảm cân. Với một lượng nhỏ cần tây chứa khoảng 16 calo và 1.6g chất xơ, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn. Khi kết hợp với chế độ ăn uống cân đối và việc tập luyện đúng cách, cần tây có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả và đồng thời hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết.
3. Lợi ích khác cho sức khỏe từ cần tây
Ngoài việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cung cấp chất xơ quan trọng, cần tây còn mang đến một số lợi ích khác cho sức khỏe, bao gồm:
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Cần tây có khả năng làm giảm huyết áp, điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bảo vệ gan
Tại Ai cập, một nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chuột ăn cần tây đỏ, lúa mạch và rau diếp xoăn, cơ thể chúng có khả năng giảm lượng mỡ nguy hiểm tích tụ ở gan. Điều này cho thấy rằng việc tiêu thụ cần tây có thể có lợi cho gan, và các nhà khoa học tin rằng rau cần tây cũng có thể đem lại lợi ích tương tự cho cơ thể con người.
Giải độc, lợi tiểu
Cần tây chứa natri và kali, hai chất điện giải quan trọng giúp điều tiết chất lỏng và thanh lọc cơ thể thông qua quá trình lợi tiểu. Đồng thời, quá trình sản xuất nước tiểu cũng được cải thiện nhờ rau cần tây, góp phần cải thiện sức khỏe con người
Phòng ngừa ung thư
Rau cần tây cùng họ với thì là, cà rốt, củ cải, và ngò tây, đều chứa hợp chất polyacetylene, có khả năng ngăn ngừa sự tổn thương tế bào và đã được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng phòng chống ung thư. Polyacetylene có khả năng giảm độc tố và ngăn ngừa hình thành ung thư, đặc biệt là các loại ung thư như bạch cầu, ung thư ruột, và ung thư vú.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Cần tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Giảm viêm nhiễm
Khoảng 25 hợp chất chống viêm tự nhiên cùng Vitamin C, Flavonoid, Beta carotene trong cần tây có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp và viêm đại tràng.
Bệnh phong thấp và gout
Trong cần tây, có chứa các nguyên tố kiềm có khả năng trung hòa axit, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tình trạng tăng acid trong máu, như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gout.
Hỗ trợ tiêu hóa
Cần tây chứa chất chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày. Polysaccharide pectin – có trong cần tây, giúp giảm loét dạ dày và cải thiện niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cần tây cung cấp 95% nước và lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khỏe tiêu hoá.
4. Gợi ý món ngon từ cần tây
Dưới đây là một số gợi ý món ngon từ cần tây mà bạn có thể thực hiện để bổ sung vào chế độ ăn cho người tiểu đường, giúp tạo ra những bữa ăn ngon và bổ dưỡng.
Nước ép cần tây
Sử dụng máy ép hoặc blender để làm nước ép cần tây. Bạn có thể kết hợp cần tây với trái cây hoặc các loại rau khác để tạo nên nước ép tráng miệng và giàu dinh dưỡng.
Đậu hũ xào cần tây
- Nguyên liệu: Đậu hũ, cần tây, sắn, cà rốt, hành boa rô, hạt nêm chay, dầu hào chay, đường, nước tương.
- Cách làm:
- Chuẩn bị: Đậu hũ cắt thành những thanh nhỏ dài 5cm, hành tây rửa sạch cắt thành miếng vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp làm nóng, cho hành tây vào chảo xào khoảng 3 phút, sau đó cho đậu hũ và cần vào xào.
- Trộn nhẹ tay để đậu phụ không bị gãy nát. Khi cần tây chín thì nêm nước tương, dầu mè, một chút muối vào xào cho thấm gia vị. Sau cùng, bạn rắc hạt mè và tắt bếp, bày ra đĩa và trang trí.
Cần tây xào mực
- Nguyên liệu: Mực, cà chua, dứa, hành tây, rau cần, hành lá, hành tím, hạt nêm,bột ngọt,đường,dầu hào,tương ớt,dầu ăn,tiêu..
- Cách làm:
- Chuẩn bị hành tây, cà chua, dứa: loại bỏ phần gốc rễ, rửa sạch và để ráo từng loại.
- Làm và rửa sạch mực sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Ướp mực với hạt nêm, bột ngọt, tương ớt, dầu hào, đường trong khoảng 15 phút.
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu trong chảo, sau đó cho hành vào phi thơm. Tiếp theo, thêm dứa và cà chua vào xào, sau đó cho mực vào xào đến khi mực chín mà không bị ra nước nhiều.
- Khi mực chín thì cho hành tây và rau cần cắt nhỏ vào,nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Đặt mực xào ra đĩa rắc thêm ít tiêu cho thơm.
5. Hướng dẫn cho người tiểu đường ăn cần tây đúng cách
Người tiểu đường nên ăn cần tây nhưng cũng cần ăn đúng cách để để tận dụng được tối đa các giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe tốt nhất.
Cách chọn cần tây
- Chọn cây: cần tây có thân cứng, thẳng đứng không bị uốn cong. Lá tươi, có màu từ nhạt đến xanh sáng, tránh những cây có vết vàng hoặc nâu trên lá.
- Chuẩn bị rau: nên cắt cần tây ngay trước khi nấu, không nên cắt nhỏ hay cắt sớm trước khi nấu vài giờ vì sẽ làm mất dinh dưỡng của cần tây.
- Thời gian bảo quản và sử dụng: nên sử dụng cần tây tươi trong khoảng 5-7 ngày để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong cây. Lá cần tây vì khó bảo quản được trong thời gian dài nên sử dụng trong 1-2 ngày.
- Thời điểm sử dụng nước ép cần tây: Đối với nước ép cần tây thì có thể uống vào nhiều thời điểm trong ngày như sáng, chiều, tối, nhưng để tối ưu hiệu quả thì nên dùng vào buổi sáng là tốt nhất. Uống cần tây sau ăn sáng 30 phút sẽ giúp ngừa táo bón, hỗ trợ tiêu hoá, trào ngược dạ dày,…
Ai không nên ăn cần tây?
Bên cạnh những lợi ích mà cần tây mang đến cho người dùng thì có những nhóm người không nên ăn cần tây như:
- Người bị dị ứng với cần tây: những người bị dị ứng với các thành phần trong cần tây thì nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
- Phụ nữ có thai: thai phụ nếu dùng quá nhiều cần tây sẽ gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non.
Phụ nữ có thai không nên dùng quá nhiều cần tây
- Người huyết áp thấp: cần tây có tác dụng hạ huyết áp và ứ nước nên với người huyết áp thấp không nên sử dụng để tránh gây ra tác dụng không mong muốn.
- Người gặp các vấn đề về thận: cần tây có hàm lượng nước cao và có tác dụng lợi tiểu, vì thế ở những người có vấn đề về thận nếu dùng cần tây thì sẽ khiến thận căng thẳng, yếu và ảnh hưởng tới chức năng thận.
- Rối loạn chảy máu: Có một số nghiên cứu cho thấy rau cần tây có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người gặp rối loạn chảy máu.
- Phẫu thuật: cần tây khi kết hợp với một số loại thuốc gây mê hoặc một số loại thuốc khác có thể gây tình trạng chậm hoạt động hệ thần kinh trung ương trong hoặc sau khi phẫu thuật.
- Người mắc bệnh về da: Psoralen – hoạt chất có trong cần tây – là chất phản ứng với tia cực tím, ánh sáng mặt trời. Nếu dùng cần tây quá nhiều sẽ làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng, gây tình trạng cháy nắng, viêm da.
- Nam giới: cần tây khi sử dụng hợp lý, vừa đủ thì có tác dụng cải thiện sinh sản, nhưng nếu dùng quá lạm dụng thì sẽ gây tác dụng ngược, gây ảnh hưởng tới sinh sản ở nam.
Trên đây là tất cả thông tin và lời khuyên liên quan đến việc người tiểu đường có nên ăn cần tây không. Các tác dụng với sức khoẻ và lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu. Hy vọng rằng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích và bổ sung cần tây vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Suppro trên hành trình chăm sóc và quản lý bệnh tiểu đường.
Xem thêm >> Vì sao nên lựa chọn Suppro Cerna cho người bị tiểu đường?