Bất ngờ về lợi ích của Khoai sọ (Khoai môn) với người tiểu đường

60 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Khoai sọ được biết tới là loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao. Vậy người tiểu đường có ăn được khoai sọ không? Hãy cùng Suppro khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không?
Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

1. Người bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Đối với người Việt Nam, khoai sọ chắc hẳn đã không còn xa lạ gì. Đây là loại củ dân dã, được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Khoai sọ có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như… 

Vậy, người mắc bệnh tiểu đường có ăn được khoai sọ không? Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại củ này cũng như giá trị dinh dưỡng mang nó mang lại

1.1. Tìm hiểu về củ Khoai sọ

Khoai sọ, hay còn được gọi với nhiều tên khác như Khoai nước, Khoai môn, Môn nước, Môn ngọt, có tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott, thuộc họ Araceae (Ráy). 

Khoai sọ là cây thân thảo với phần gốc phình to thành củ. Củ khoai sọ thường sần sùi, hình trứng và có khả năng phân nhánh để tạo thành nhiều củ con. Đây cũng là bộ phận được người dân sử dụng để chế biến thành các món ăn.

Lá khoai sọ có hình khiên, dài từ 20 đến 50cm. Gốc lá hình tim lõm sâu, đầu tù hơi nhọn, mép lượn sóng. Hai mặt lá đều nhẵn mịn, mặt trên bóng và mặt dưới nhạt hơn.

Hoa mọc thành cụm độc lập ở kẽ lá thành bông mo. Bông mo có hình ống thuôn, màu lục vàng nhạt, bao bọc bên trong là phiến hoa hình mũi mác hẹp với phần mũi dài gấp 2-3 lần phần ống.

Ở Việt Nam, cây khoai sọ thường được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn để lấy củ ăn, với nhiều giống khoai khác nhau như Mống hương, Mống riềng, Khoai đốm. 

Hình ảnh Khoai sọ (Khoai môn)
Hình ảnh Khoai sọ (Khoai môn)

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá trị dinh dưỡng có trong 100g củ khoai sọ nấu chín như sau:

Thành phầnHàm lượngThành phầnHàm lượng
Nước63.8gCanxi18mg
Năng lượng142kcalSắt0.72mg
Chất đạm0.52gMagie30mg
Chất béo0.11gPhospho76mg
Carbohydrate34.6gKali484mg
Chất xơ5.1gNatri15mg
Đường0.49gKẽm0.27mg
Vitamin C5mgĐồng0.20mg
Thiamin0.107mgMangan0.449mg
Riboflavin0.028mgSelen0.9mcg
Niacin0.51mgFolate19mcg
Acid pantothenic0.336mgVitamin A4mcg
Vitamin B60.331mgBeta caroten39mcg

Với những thành phần dinh dưỡng như trên, liệu khoai sọ có phải là lựa chọn phù hợp để bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường không? 

1.2. Người mắc tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Đáp án cho câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được khoai sọ (hay khoai môn) không?” là CÓ. Loại củ này rất tốt cho người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ với lượng vừa đủ. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mặc dù là loại thực phẩm rất giàu tinh bột song phần lớn lượng tinh bột có trong khoai môn là chất xơ và tinh bột kháng. Cả 2 chất này cơ thể đều không thể tiêu hoá được nên sẽ không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. 

Khoai môn có chỉ số đường huyết thấp (GI=54 khi được gọt vỏ và luộc chín) và tải lượng đường huyết ở mức trung bình (GL=11). Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn với lượng vừa phải. 

Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong củ khoai sọ còn có lợi trong việc kiểm soát đường huyết và cải thiện tình trạng sức khoẻ của người bệnh tiểu đường. 

Bởi vậy mà khoai môn cũng chính là đáp án cho những ai còn thắc mắc “tiểu đường nên ăn gì?

1.3. Tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai sọ không?

Cũng như trên, những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được khoai sọ với lượng vừa phải. Khoai sọ là loại thực phẩm bổ dưỡng do có chứa nhiều các dưỡng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Xem thêm: Bật mí tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe mạnh

Người bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được khoai sọ
Người bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được khoai sọ

2. Lợi ích của khoai sọ với người tiểu đường

Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, khoai sọ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiểu đường. 

2.1. Kiểm soát đường huyết

Khi tiêu thụ với lượng vừa phải, khoai sọ còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Có được điều này là nhờ vào hai thành phần quan trọng trong củ khoai sọ là chất xơ và tinh bột kháng. 

Theo đó, lượng chất xơ hoà tan dồi dào có trong loại củ này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại carbohydrate khác, ngăn ngừa đường huyết tăng đột ngột sau ăn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu chất xơ – 42 gram mỗi ngày – có thể giảm lượng đường huyết khoảng 10 mg / dl ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong khi tinh bột kháng giúp tăng độ nhạy của insulin, thúc đẩy quá trình chuyển hoá glucose. 

Sự kết hợp giữa 2 thành phần này khiến khoai sọ trở thành một lựa chọn carbohydrate tuyệt vời cho những ai đang còn thắc mắc “tiểu đường nên ăn gì thay cơm

2.2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Lượng chất xơ và tinh bột kháng có trong khoai sọ không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ mỗi 10 gram chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ giảm 17% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Các nhà khoa học tin rằng tác dụng này có liên quan đến khả năng giảm cholesterol của chất xơ. 

Bên cạnh đó, tinh bột kháng trong củ khoai sọ cũng góp phần hạ cholesterol trong máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. 

2.3. Kiểm soát cân nặng

Củ khoai sọ rất giàu chất xơ, với hàm lượng 5.1g/100g. Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ thường có cân nặng và mỡ cơ thể thấp hơn. Điều này có thể là do chất xơ giúp dạ dày rỗng chậm hơn, khiến họ cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm lượng calo tiêu thụ trong ngày. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến giảm cân. 

Tinh bột kháng trong khoai sọ cũng có tác dụng tương tự. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nam giới bổ sung 24 g tinh bột kháng trước bữa ăn nạp ít hơn khoảng 6% calo và có mức insulin thấp hơn sau bữa ăn so với nhóm đối chứng. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy, những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều tinh bột kháng có tổng lượng mỡ cơ thể và mỡ bụng ít hơn. Các nhà khoa học cho rằng một phần nguyên nhân là do tinh bột kháng làm tăng quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể. 

Do đó, thường xuyên ăn khoai sọ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 – những người có nguy cơ cao thừa cân, béo phì. 

2.4. Tốt cho hệ tiêu hoá

Cơ thể không tiêu hóa hoặc hấp thụ được chất xơ và tinh bột kháng có trong củ khoai sọ, vì vậy chúng sẽ di chuyển xuống ruột già. Tại đây, chúng trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi. Không những vậy, các lợi khuẩn sẽ lên men những chất này và tạo ra các axit béo chuỗi ngắn giúp nuôi dưỡng các tế bào lót đường ruột. Nhờ đó, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng. 

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Khoai sọ là nguồn cung cấp dồi dào các acid amin, Vitamin và khoáng chất. Những chất này có tác dụng nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Xem thêm:

[Chuyên gia giải đáp] Tiểu đường ăn ngô (bắp) được không?

Táo đỏ có tốt cho người tiểu đường không? Xem ngay

Lợi ích của khoai sọ với người tiểu đường
Lợi ích của khoai sọ với người tiểu đường

3. Hướng dẫn sử dụng khoai sọ đúng cách cho người tiểu đường

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khoai sọ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau khi ăn khoai sọ:

Ăn khoai sọ đúng cách:

  • Lượng ăn: Khoai sọ có chứa tinh bột, có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu ăn nhiều. Do đó người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Cần cân đối lượng tinh bột có trong khoai sọ và các thực phẩm khác, đảm bảo không quá 130g/ngày. 
  • Không ăn khoai sọ trừ bữa. Nên kết hợp khoai sọ với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 
  • Không nên ăn khoai sọ với đường để tránh làm tăng đường huyết. 

Chọn phương pháp chế biến phù hợp: 

  • Nên luộc hoặc hấp khoai sọ thay vì chiên, xào để giảm lượng calo và chất béo. 

Sơ chế khoai sọ đúng cách:

  • Không sử dụng những phần khoai bị hỏng hay mọc mầm để tránh gây ngộ độc
  • Không gọt vỏ quá dày để tránh làm mất lượng lớn protein có trong khoai sọ
  • Khi gọt vỏ khoai sọ nên đeo găng tay để tránh gây ngứa và kích ứng da
  • Ngâm kỹ và nấu chín để giảm bớt lượng canxi oxalat có trong củ khoai sọ. 

Những người không nên ăn khoai sọ:

  • Người bị đờm: Khoai sọ có thể làm tăng lượng đờm, cản trở quá trình hồi phục của người bệnh. 
  • Người mắc các bệnh dị ứng: Khoai sọ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hoặc viêm mũi dị ứng. 
  • Người bệnh gout: Khoai sọ có chứa hàm lượng lớn calci oxalat, có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout. 

4. Gợi ý món ngon từ khoai sọ cho người tiểu đường

Dưới đây là công thức chế biến một số món ngon từ khoai sọ mà người bệnh có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình.

Canh khoai sọ

Canh khoai sọ
Canh khoai sọ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 250gr sườn non
  • 400gr khoai sọ
  • 50gr cà rốt
  • Ngò gai, rau răm, hành lá, tỏi
  • Gia vị: Bột canh, muối, hạt nêm, tiêu,…

Sơ chế nguyên liệu:

  • Sườn non đem rửa sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Ướp sườn với hành lá băm nhuyễn, hạt nêm và tiêu trong 3 phút để thấm gia vị.
  • Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch. Củ nhỏ giữ nguyên, củ to cắt đôi. 
  • Cà rốt gọt bỏ vỏ rồi cắt thành khoanh tròn vừa ăn 
  • Ngò gai, rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Phi thơm tỏi băm với dầu ăn đã nóng già trong chảo. Cho sườn non vào xào săn thịt.
  • Đun sôi 1 lít nước trong nồi khác. Sau khi sườn xào chín, cho sườn vào nồi nước cùng với khoai sọ và cà rốt. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Hầm canh trong khoảng 7 – 10 phút cho đến khi khoai sọ và cà rốt mềm.
  • Múc canh ra bát, rắc thêm hành ngò và tiêu lên trên.

Lươn om khoai sọ

Lươn om khoai sọ
Lươn om khoai sọ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 củ khoai sọ lớn
  • 1 con lươn to
  • Hành ngò, ngò gai, hành băm, tỏi băm, sả băm, gừng, chanh
  • Gia vị: muối, hạt nêm, dầu mè, dầu hào, tiêu, dầu hạt cải
  • 1 quả dừa xiêm

Sơ chế nguyên liệu:

  • Lươn rửa sạch nhớt bằng muối và chanh. Cắt lươn thành khúc vừa ăn. Ướp lươn với tiêu, hạt nêm, muối, bột nghệ, nước tương, bột ngũ vị, bột cà ri trong 30 phút.
  • Khoai sọ gọt vỏ, cắt thành miếng, ngâm muối, sau đó rửa sạch, để ráo. Chiên sơ khoai qua để không bị nát khi nấu.
  • Hành ngò, ngò gai rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi, hành, sả băm nhuyễn.

Cách thực hiện:

  • Phi thơm sả hành tỏi băm trong chảo với dầu ăn. Cho bột nghệ vào phi cùng cho đến khi vàng đều.
  • Cho lươn đã ướp vào xào săn lại.
  • Tiếp theo, cho khoai sọ vào nồi cùng với nước dừa xiêm xâm xấp mặt. Hầm cho đến khi lươn và khoai chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị muối, hạt nêm, dầu hào, tiêu cho vừa ăn.
  • Thêm hành ngò, ngò gai vào, tắt bếp.

Vịt om sấu khoai sọ

Vịt om sấu khoai sọ
Vịt om sấu khoai sọ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 con vịt làm sạch (khoảng 800g – 1kg)
  • 10 quả sấu xanh
  • 500g khoai sọ
  • 5 củ hành tím
  • Gừng, sả, tỏi, mùi tàu
  • Gia vị: Hạt nêm, muối, đường, tiêu, dầu ăn, nước mắm

Sơ chế nguyên liệu:

  • Gừng, tỏi, hành, sả băm nhỏ.
  • Sấu cạo sạch vỏ, rửa sạch.
  • Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, luộc sơ qua.
  • Rửa sạch thịt vịt với muối, chà xát với chanh để khử mùi hôi, sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Ướp thịt vịt với 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 ít nước mắm, tiêu, 1/2 phần gừng, hành, tỏi, sả băm nhỏ. Ướp thịt vịt trong 30 phút cho thấm gia vị.

Cách thực hiện:

  • Phi thơm hành, tỏi, sả băm với dầu ăn trong nồi.
  • Cho thịt vịt vào xào săn lại.
  • Thêm nước vào nồi, hầm thịt vịt với lửa nhỏ cho đến khi chín mềm.
  • Cho khoai sọ và sấu vào nấu thêm khoảng 10 phút.
  • Nêm nếm gia vị với 1 muỗng cà phê đường, 1 ít nước mắm cho vừa ăn.
  • Tắt bếp, rắc thêm rau ngổ, mùi tàu và ớt thái sợi lên trên.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Củ khoai môn có đường không?

Trong 100g củ khoai môn chín có chứa 0.49g đường. Lượng đường này là rất nhỏ và sẽ không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. 

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai môn hàng ngày không?

Có thể, tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn của mình trong giới hạn lượng calo cho phép để tránh làm tăng đường huyết. 

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “tiểu đường có ăn được khoai sọ không?” để từ đó xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)

Người tiểu đường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chế độ ăn để kiểm soát đường huyết và vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Sự ra đời của Suppro Cenrna chứa các thành phần sinh học quý từ tự nhiên như Nhóm SULFO+ (Chiết xuất mầm Súp lơ xanh giàu Sulforaphane, Kẽm hữu cơ chiết xuất từ Mầm đậu xanh, Selen hữu cơ chiết xuất từ Mầm đậu xanh), Curcumin, Đông trùng hạ thảo, các hoạt chất hiệp đồng mang lại công dụng:

  • Giúp phục hồi sức khỏe nhanh.
  • Hỗ trợ giảm hấp thu đường máu, kiểm soát chỉ số đường huyết.
  • Hỗ trợ chống viêm, hạn chế các biến chứng do đái tháo đường.
  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Sản phẩm giúp người bệnh giảm bớt cảm giác thèm ăn, cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.

Công dụng của Suppro Cerna
Công dụng của soup dinh dưỡng Suppro Cerna

Với những lý do đó, Suppro Cerna là sản phẩm dinh dưỡng được lựa chọn hàng đầu bởi hàng ngàn người bệnh và các chuyên gia về tiểu đường.

Vui lòng liên hệ ngay tới Hotline 1800.646.855 để đặt hàng và nghe tư vấn miễn phí từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Sản phẩm liên quan

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm

Xem thêm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

SẢN PHẨM NỔI BẬT

SUPPRO cải tiến

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CẢI TIẾN

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Xem sản phẩm

SUPPRO CURVEE – BỮA ĂN LÀNH MẠNH CHO VÓC DÁNG

Soup dinh dưỡng hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng

Xem sản phẩm

Suppro Cerna

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO CERNA

Soup cao năng lượng chuyên biệt cho người đái tháo đường

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO

Soup cao năng lượng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO GOLD

Soup cao năng lượng cải tiến mới giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Xem sản phẩm

SOUP CAO NĂNG LƯỢNG SUPPRO BIO

Soup cao năng lượng giúp phục hồi sức khỏe, chuyên biệt cho các vấn đề về tiêu hóa

Xem sản phẩm